Phụ Nữ Sức Khỏe

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn ăn hành tím?

Hành tím hay hành ta là loại gia vị phổ biến ở Việt Nam, không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Thành phần dinh dưỡng của hành tím

Hành tím (danh pháp khoa học: Allium ascalonicum) thuộc chi Hành, cùng chi với hành tây, tỏi, hành lá, hẹ tây, tỏi tây, hành tăm và hàng trăm loài cây dại khác...

100 gram hành lá băm nhỏ cung cấp khoảng:

  • Lượng calo: 75
  • Chất đạm: 2,5 gram
  • Chất béo: 0 gram
  • Carb: 17 gram
  • Chất xơ: 3 gram
  • Canxi: 3% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
  • Sắt: 7% DV
  • Magiê: 5% DV
  • Phốt pho: 5% DV
  • Kali: 7% DV
  • Kẽm: 4% DV
  • Folate: 9% DV

So với hành tây, hành tím là nguồn cung cấp protein, chất xơ và vi chất dinh dưỡng đậm đặc hơn, bao gồm canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, đồng, folate, vitamin B, vitamin A và C.

Ngoài ra, hành tây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ và các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh - tất cả đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một trong những hợp chất đó là allicin (C6H10OS2), được hình thành khi hành được nghiền nát hoặc cắt nhỏ, giúp giải phóng chất chống oxy hóa.

2. Lợi ích sức khỏe của hành tím

Các hợp chất hữu cơ chứa  lưu huỳnh và chất chống oxy hóa trong hành tím có liên quan đến hầu hết các lợi ích sức khỏe của chúng.

2.1. Giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại bởi các chất gọi là gốc tự do.

Quá nhiều gốc tự do có thể gây ra stress oxy hóa trong cơ thể, có thể dẫn đến viêm nhiễm và các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường.

Hành tím rất giàu các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa, chẳng hạn như quercetin, kaempferol và allicin.

Một nghiên cứu phân tích hoạt động chống oxy hóa của 11 loại hành phổ biến cho thấy hành tím chứa hàm lượng cao nhất.

Một nghiên cứu khác đã so sánh khả năng chống oxy hóa của sáu loại rau thuộc họ Allium, lưu ý rằng hành tím có hàm lượng cao thứ hai sau hành tăm.

2.2. Có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng

Trong phản ứng dị ứng, các tế bào trong cơ thể giải phóng histamin, gây ra các triệu chứng như sưng mô tế bào, chảy nước mắt và ngứa.

Hành tím chứa nhiều quercetin, một loại flavonoid thực vật có thể giúp giảm và kiểm soát các triệu chứng về mắt và mũi liên quan đến dị ứng theo mùa.

Quercetin có thể hoạt động như một chất kháng histamin giúp ngăn chặn sự giải phóng histamin và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng viêm và hô hấp như hen suyễn dị ứng, viêm phế quản và dị ứng theo mùa.

Trên thực tế, quercetin là thành phần chính trong nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng chống dị ứng theo mùa dùng để kiểm soát các triệu chứng dị ứng nhẹ ảnh hưởng đến mắt và mũi.

2.3. Chứa hợp chất kháng khuẩn

Nhiều nghiên cứu cho thấy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh trong các loại rau thuộc chi Allium như hành tím có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus.

Do đó, Allium từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để giúp điều trị cảm lạnh, sốt và ho cũng như bệnh cúm.

Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần trên 16 người trưởng thành bị bị dị ứng theo mùa đã quan sát thấy rằng dùng chiết xuất hành tím 200 mcg/mL hàng ngày giúp giảm triệu chứng ở 62,5% người tham gia, so với 37,5% ở nhóm đối chứng.

Một nghiên cứu khác trên 60 người cho thấy rằng bôi dung dịch chiết xuất hành tím 0,5% hàng giờ lên vết loét lạnh làm giảm đáng kể thời gian lành.

Các vết loét lạnh sẽ khỏi trong vòng 6 giờ đối với 30% số người được dùng chiết xuất hành tím, và 24 giờ đối với người dùng hành tím, so với 48 - 72 giờ đối với nhóm dùng giả dược.

Ngoài ra, chỉ cần súc miệng trong 15 giây bằng chiết xuất hành tím và nước đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ức chế vi khuẩn trong miệng lên đến 24 giờ, tốt hơn chlorhexidine - một chất khử trùng y tế.

2.4. Có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và tuần hoàn

Nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh và chất chống oxy hóa trong hành tím có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và tuần hoàn máu theo nhiều cách, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Hành tím chứa một lượng lớn thiosulfinate, một loại hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh có thể ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.

Allicin, một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ khác trong hành tím đã được chứng minh là làm giảm độ cứng của mạch máu bằng cách giải phóng oxit nitric, cải thiện tuần hoàn và hạ huyết áp. Nó cũng có thể cải thiện cholesterol toàn phần.

Thêm vào đó, một nghiên cứu so sánh 11 loại rau thuộc chi Allium cho thấy hành tím và tỏi có hoạt tính ngăn ngừa cục máu đông mạnh nhất, nhờ hàm lượng quercetin và allicin của chúng.

Hành tím cũng có thể giúp giảm mức độ chất béo có hại có thể tích tụ trong hệ tuần hoàn, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Một nghiên cứu phát hiện rằng những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 2 ăn hành tím với sữa chua đã giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (có hại) và triglyceride nhiều hơn những phụ nữ chỉ ăn sữa chua.

Một nghiên cứu trên chuột đã xác định, bổ sung allicin hàng ngày làm giảm nồng độ cholesterol và triglyceride cao, đồng thời chống xơ vữa động mạch.

2.5. Những lợi ích tiềm năng khác

Các hợp chất trong hành tím còn mang lại một số lợi ích sức khỏe khác như:

Có thể hỗ trợ duy trì cân nặng khỏe mạnh:

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất trong hành tím có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa và giảm tỷ lệ mỡ cơ thể.

Có thể làm giảm lượng đường trong máu: 

Các hợp chất thực vật trong hành tím có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

Những con chuột bị kháng insulin được cho uống chiết xuất hành tím hàng ngày trong 8 tuần cho thấy sự cải thiện đáng kể về tình trạng kháng insulin và giảm lượng đường trong máu.

(Theo Healthline)

Theo Hoàng Nguyên/Gia đình mới

Tin liên quan

Ăn gan giàu sắt, bổ máu nhưng gan lợn, gà hay ngỗng giàu sắt nhất? Nhiều người không biết toàn...

Muốn bổ sung sắt, ăn gan động vật cũng là một lựa chọn tốt nhưng bạn có biết loại nào...

Rau kale là cải gì? Vì sao cải kale được gọi là "siêu thực phẩm" nhưng có những người cần...

Cải kale có thể bổ sung chất xơ và chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống trong nhiều...

5 món ăn "rẻ bèo" giúp giảm cholesterol gây hại cho cơ thể

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, ưu tiên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực...

Cây dại làm hàng rào tưởng không ăn được, nay thành đặc sản nổi tiếng khắp vùng, 30.000 đồng/kg

Ít ai nghĩ rằng lá của thứ cây gai góc mọc ở hàng rào, mọc khắp bờ bụi này lại...

Thực phẩm cải thiện giấc ngủ cực hiệu quả mà các 'gấu trúc' nên bỏ túi liền tay

Bạn nào mất ngủ sâu, khó đi vào giấc ngủ cần ăn những loại thực phẩm này để cải thiện!

Gạo đỏ là gì, công dụng và món ăn đơn giản nên thử

Gạo đỏ là loại gạo có màu nâu đỏ do chứa hàm lượng anthocyanin cao. Loại gạo này vẫn giữ...

Thực phẩm màu tím có "sức mạnh" đặc biệt gì? Top các loại củ quả màu tím tốt cho sức...

Không chỉ có màu sắc thu hút, các loại củ quả màu tím còn mang lại nhiều ý nghĩa bất...

Tin mới nhất

Xoài sống và xoài chín: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

30 phút trước

Mận chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm cân nhưng sao ăn nhiều lại mọc mụn? Bí quyết ăn mận...

31 phút trước

Cách phát hiện đậu phụ chứa thạch cao

1 giờ trước

Ý nghĩa việc thêm quả quất vào nước mía, thật sự uống nhiều không gây nóng?

13 giờ trước

Cẩn thận khéo mua xoài ngậm hóa chất gây hại hô hấp: Dưới đây là 5 cách phân biệt bạn...

13 giờ trước

Dễ không tưởng cách làm món ba chỉ rim chao “siêu” bắt cơm, làm ngay cho cả nhà thưởng thức

13 giờ trước

10 lợi ích sức khỏe ít được biết đến của nước dưa chuột và những lưu ý khi dùng

13 giờ trước

Chả ốc: món ngon tròn vị dân dã đưa cơm

13 giờ trước

Loại nước chị em nào cũng cố uống để giảm cân, thanh lọc cơ thể, hóa ra tác dụng thực...

14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình