Phụ Nữ Sức Khỏe

Học sinh lo ngại lùi công bố xét tuyển sớm, trường nói không vấn đề

Nhiều học sinh cho rằng công bố điểm xét tuyển sớm sau 31/5 khiến các em thấp thỏm, thêm áp lực. Song các trường đại học nói phương án này sẽ hạn chế tiêu cực.

Bộ GD&ĐT đề xuất các trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển các phương thức tuyển sinh sớm sau ngày 31/5. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

“Em ngỡ ngàng khi nghe tin các trường đại học có thể không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước 31/5. Điều này dễ khiến chúng em bị động”, Minh Thư (học sinh lớp 12 tại TP.HCM) chia sẻ với Tri Thức - Znews.

Hôm 31/10, tại Hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020-2024 do Bộ GD&ĐT tổ chức, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, đề xuất thời điểm công bố kết quả xét tuyển sớm cần phải sau khi kết thúc chương trình và kế hoạch năm học - tức sau ngày 31/5.

Điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm cần được công bố sau thời gian này, tránh ảnh hưởng đến kì thi tốt nghiệp THPT và việc học tập của học sinh. Nhiều học sinh cho rằng đề xuất này khiến các em thấp thỏm, giảm sự chủ động trong xét tuyển đại học.

Học sinh lo lắng trước đề xuất mới

Năm 2025, dù các trường chưa công bố phương án tuyển sinh, Minh Thư dự tính đăng ký chính vào Đại học Sư phạm TP.HCM và Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Hai trường này, Thư tính đăng ký xét tuyển sớm bằng điểm của kỳ thi riêng và chứng chỉ quốc tế. Ngoài ra, nữ sinh cân nhắc xét học bạ vào một số trường khác.

Thư nói đăng ký xét tuyển bằng nhiều phương thức giúp em tăng cơ hội trúng tuyển. Ngoài ra, nếu sớm biết kết quả xét tuyển sớm, em sẽ giảm bớt gánh nặng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

“Khi các trường công bố muộn, nếu kết quả trượt, em sẽ có ít thời gian để cân nhắc các nguyện vọng, định hướng bản thân cũng gấp gáp hơn”, Thư nói.

Tương tự, Minh Trang (học sinh lớp 12 tại Hà Nội) cũng cảm thấy hoang mang, thấp thỏm nếu sang tháng 6 các trường mới công bố kết quả. Trang nói thời điểm này sát với kỳ thi tốt nghiệp THPT, em lo ngại không kịp xoay xở nếu kết quả không như mong muốn.

Hiện tại, nhiều trường giảm chỉ tiêu cho phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT. Vì vậy, Trang muốn xét tuyển sớm để tăng cơ hội, giảm áp lực. Nhưng nếu sau 31/6 mới công bố, Trang nói áp lực tăng gấp đôi khi vừa thấp thỏm chờ kết quả xét tuyển sớm, vừa căng mình ôn thi tốt nghiệp THPT.

“Biết kết quả sớm, dù đỗ hay trượt, chúng em cũng sẽ chủ động kế hoạch của mình hơn. Năm đầu tiên thi theo hình thức và đề thi mới, chúng em căng thẳng nên cũng mong được giảm áp lực phần nào hay phần đó”, Trang nói.

 
Xét tuyển sớm giảm áp lực thi tốt nghiệp cho thí sinh nhưng cũng có nhiều hệ lụy. Ảnh minh họa: Thế Bằng.

Tuyển sinh sớm có mặt tích cực nhưng cũng tác động tiêu cực

Luật Giáo dục đại học cho phép đại học tự chủ tuyển sinh. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện các trường sử dụng hơn 20 cách xét tuyển.

Trong đó, nhiều trường lựa chọn phương thức xét tuyển sớm, không dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT như xét tuyển bằng học bạ THPT, xét tuyển bằng điểm các kỳ thi riêng, chứng chỉ quốc tế…

Mỗi năm, trong số hơn 600.000 thí sinh, khoảng 50% vào đại học bằng cách này.

Trao đổi với Tri Thức - Znews, TS Mai Đức Toàn (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông Đại học Gia Định) nhận định ưu điểm của phương thức này là giúp các trường đại học chủ động, học sinh cũng được tạo điều kiện thuận lợi, có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành học, trường học phù hợp. Bên cạnh đó, các em cũng giảm áp lực thi cử khi không chỉ có một lựa chọn duy nhất dựa vào điểm thi tốt nghiệp.

Đây cũng là nhận định của ThS Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Phát triển kỹ năng và Hướng nghiệp, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM). Tuy nhiên, theo ông Nguyên, xét tuyển sớm vẫn có một số hạn chế nhất định.

Cụ thể, nhiều trường công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm từ tháng 3, 4. Căn cứ xét tuyển thường là điểm học bạ tính đến học kỳ 1 lớp 12, không có kỳ 2 lớp 12 do học sinh chưa kết thúc năm học.

Ông Nguyên cho rằng điều này gây ảnh hưởng nhất định đến quá trình dạy và học cũng như kết quả học tập của học sinh. Nhiều em khi biết kết quả trúng tuyển sớm dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, coi nhẹ việc học ở giai đoạn cuối.

“Các em không nỗ lực để có kết quả thi tốt nghiệp THPT tốt nhất mà chỉ cần đủ điểm đỗ tốt nghiệp là được”, ông Nguyên nói.

Cũng theo ông Nguyên, xét tuyển sớm cũng làm tăng lượng thí sinh ảo, các trường khó dự báo được tỷ lệ nhập học, gây nhiễu trong xét tuyển. Cụ thể, phương thức xét tuyển sớm của các trường đại học luôn thu hút được số lượng lớn học sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, các trường đại học không thể chắc chắn được thí sinh có chọn trường mình hay không, vì một thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều trường khác nhau.

“Chỉ khi thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên cổng thông tin chung của Bộ GD&ĐT, các trường mới biết chắc là thí sinh đó chọn xét tuyển vào trường mình. Tỷ lệ thí sinh ảo của phương thức xét tuyển sớm hàng năm rất cao, ở mức 200-500%, tùy trường”, ông Nguyên cho biết.

Với những lý do trên, ông Nguyên ủng hộ đề xuất công bố kết quả xét tuyển sớm sau ngày 31/5.

Vị này cho rằng việc các trường đại học công bố kết quả xét tuyển sớm sau khi thí sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục không gây ảnh hưởng gì đến kế hoạch tuyển sinh của các trường. Bởi từ năm 2022, các trường không được yêu cầu thí sinh nhập học sớm hơn lịch chung của bộ, mà chỉ được công bố danh sách đủ điều kiện trúng tuyển.

Như vậy, dù thí sinh có kết quả xét tuyển sớm, các em vẫn phải chờ đến thời điểm quy định của Bộ GD&ĐT.

TS Mai Đức Toàn cũng đồng ý về quan điểm này, dù học sinh đã đạt điều kiện trúng tuyển xét tuyển sớm, các em vẫn phải đảm bảo tốt nghiệp THPT thì mới chính thức trúng tuyển.

Chính vì vậy, các em nên bình tĩnh, không quá lo lắng trước đề xuất của Bộ GD&ĐT vì cơ hội của các em vẫn còn nguyên, dù trường công bố kết quả xét tuyển có điều kiện sớm hay muộn. TS nhấn mạnh kết quả xét tuyển sớm chỉ mang tính tham khảo để các em đưa ra quyết định.

TS Toàn cũng nhìn nhận đề xuất mới tạo sự công bằng cho thí sinh và giữa các trường đại học, đảm bảo chất lượng đầu vào cho các trường khi các em tập trung học đến cuối chương trình, phản ánh đầy đủ khả năng của học sinh.

Tuy nhiên, TS Toàn cho rằng Luật Giáo dục đại học cho phép đại học tự chủ tuyển sinh, được chủ động về thời gian và hình thức tuyển sinh. Vì vậy, đề xuất mới của bộ sẽ khiến các trường bị giảm tính tự chủ.

Theo Ngọc Bích/Tri thức

Tin liên quan

Những điều cha mẹ thông minh không bao giờ nên chia sẻ với con

Dưới đây là 7 điều cha mẹ nên tránh chia sẻ với con để xây dựng môi trường lành mạnh...

Bé trai 1 tuổi ở TP.HCM nhập viện vì hít dầu để thắp đèn

Nhập viện trong tình trạng khó thở, tím tái, bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi, tổn thương lan toả...

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Việc dùng thuốc hạ sốt đúng vừa tránh được những tai biến do thuốc gây ra vừa đạt được hiệu...

Bổ sung canxi cho trẻ thế nào để không bị còi xương?

Thiếu canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng...

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương

Còi xương là chứng rối loạn thiếu hụt vitamin D và canxi dẫn đến xương bị suy yếu và biến...

Phân biệt triệu chứng cảm lạnh thông thường và RSV

Các triệu chứng của nhiễm virus hợp bào hô hấp thường nhầm lẫn với cảm lạnh, bao gồm sổ mũi,...

Bộ Y tế đồng ý TP.HCM tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng

Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới...

Tin mới nhất

Gặp vợ cũ bế con mới sinh giống mình y đúc, đang thầm mừng thì ngậm ngùi nghe cô tiết...

13 giờ trước

Gái ế bị ép đi xem mắt, nhưng vừa thấy đối tượng mai mối thì đỏ mặt ‘đứng hình’ khi...

13 giờ trước

Vợ đau bụng muốn đi khám thai, chồng viện cớ việc bận từ chối và cái kết ân hận day...

13 giờ trước

Bị nhân tình của chồng chê bai nhan sắc, vợ chẳng thèm tức giận làm ngay điều này khiến cô...

13 giờ trước

Sau 5 năm chia tay, người yêu cũ bất ngờ tìm đến nhà, sau phút bất ngờ tôi như hóa...

13 giờ trước

Ông nội để lại hết tài sản cho cháu gái, mà không phải cho ba con trai hay cháu trai,...

13 giờ trước

12 giờ đêm, chị hàng xóm đập cửa rầm rầm, vợ chồng tôi vội vàng ra mở thì chết lặng...

13 giờ trước

Tỉnh giấc giữa đêm khuya nghe tiếng nước xả trong nhà tắm, thấy chồng lúi húi làm việc này vợ...

13 giờ trước

Thấy hàng chục cuộc gọi nhỡ của vợ, chồng phớt lờ để "hú hí" với nhân tình trong khách sạn...

13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình