Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Việc dùng thuốc hạ sốt đúng vừa tránh được những tai biến do thuốc gây ra vừa đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt > 37,5 độ C khi đo ở nách hoặc > 38 độ C ở trực tràng hay cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày của cơ thể.

Theo điều dưỡng Phạm Thị Ly, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm hay bệnh nặng. Đôi khi, đó là một dấu hiệu tốt, cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.

Sốt không phải bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn từ nhiễm trùng. Sốt cũng có thể do mắc bệnh ác tính, bệnh hệ thống hoặc từ thuốc, sau tiêm vaccine, mọc răng hay không rõ nguyên nhân.

"Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có khi, sốt cao nhưng không phải bệnh quá nặng và ngược lại, có trẻ không sốt hoặc thậm chí hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là trẻ sơ sinh) lại tiềm ẩn bệnh nặng. Sốt cao khi nhiệt độ ≥ 39 độ C và sốt rất cao > 40 độ C, cơ thể có nguy cơ co giật và tổn thương não", điều dưỡng Ly cho hay.

 

Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm hay bệnh nặng. Ảnh: Ilkas.

Khi trẻ bị sốt, gia đình không nên quá lo lắng, có thể xử trí như sau:

  • Uống thuốc hạ sốt khi đo nhiệt độ > 38,5 độ C.
  • Lau khăn bằng nước ấm cho trẻ ở vùng chán, lách, bẹn, đồng thời cần quan sát và theo dõi bé xem có biểu hiện gì khác kèm theo không ( khó thở, tím tái, li bì, mệt mỏi…).
  • Uống nhiều nước đặc biệt nước bù điện giải, nước cam, nước dừa, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì tăng lượng bú vì trong sữa mẹ đã có nước.
  • Mặc quần áo mỏng, thoáng, ở phòng thông thoáng gió, không đóng kín cửa.

Theo điều dưỡng Phạm Thị Ly, khi trẻ bị sốt >38,5 độ C, phụ huynh cho trẻ uống thuốc có paracetamol liều 10-15 mg/kg cân nặng/lần. Cách nhau 4-6 giờ/lần nếu còn sốt.

Trong trường hợp trẻ không uống được như đang ngủ hoặc nôn ói, cha mẹ có thể dùng viên đặt vào hậu môn với liều lượng như trên. Sau 15-30 phút, cặp lại nhiệt độ cho trẻ.

Ngoài ra, phụ huynh nên chú ý đến các biểu hiện khác của con, nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi:

  • Không chơi, li bì, co giật, thở nhanh, thở khó, tím tái, mệt mỏi, trẻ không ăn uống được.
  • Sốt cao không hạ khi đã dùng hạ sốt.
  • Sốt kéo dài trên 24 giờ.
  • Trẻ sơ sinh < 2 tháng tuổi.
Theo Phương Anh/Tri thức

Tin liên quan

Bộ Y tế đồng ý TP.HCM tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng

Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới...

Mẹ tập thể dục khi vẫn còn cho con bú có thể bảo vệ con khỏi béo phì và tiểu...

Hai bà mẹ tập thể dục sau khi sinh và cho con bú bằng sữa mẹ cho biết có những...

Sự cố hy hữu lúc ăn thịt nướng khiến bé gái nhập viện khẩn cấp

Trong lúc ăn thịt nướng, bé gái 5 tuổi gặp tai nạn khiến chiếc xiên que đâm xuyên từ mũi...

4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản

Cha mẹ có nhiều điều để nói nhưng có 4 điều về già tuyệt đối không nói với con trong...

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh, cha mẹ cần định hướng càng sớm...

Dưới đây là 10 chiến lược hiệu quả giúp phụ huynh hướng dẫn và hỗ trợ con cái phát triển...

Xem điện thoại sớm khiến trẻ dễ mắc dị tật hình thể

Ngồi sai tư thế, cúi đầu khi dùng điện thoại, dị tật bẩm sinh khiến nhiều trẻ ở lứa tuổi...

Học ở trường chưa đủ, trẻ quay cuồng gần chục buổi học thêm mỗi tuần

Cảm thấy việc học ở trường sẽ không đủ để cạnh tranh, nhiều học sinh chủ động xin gia đình...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình