Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương

Còi xương là chứng rối loạn thiếu hụt vitamin D và canxi dẫn đến xương bị suy yếu và biến dạng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 18 tháng tuổi.

Trẻ bị còi xương thường do cơ thể thiếu vitamin D hoặc canxi. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Còi xương là bệnh về xương có thể phòng ngừa được do thiếu vitamin D và canxi. Nó xảy ra ở trẻ em trong giai đoạn đang lớn và dẫn đến xương mềm, yếu hơn, uốn cong thành hình dạng bất thường hoặc gãy xương.

Bệnh còi xương thường phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 3 đến 18 tháng tuổi. Bệnh ở trẻ dưới 1 tuổi chủ yếu do thiếu vitamin D. Bổ sung sớm đầy đủ vitamin D và canxi, bệnh còi xương có thể được điều trị hiệu quả. Nếu không được điều trị, bệnh dễ gây ra tình trạng khuyết tật thể chất vĩnh viễn.

Triệu chứng điển hình

Theo Firstcry Parenting, các triệu chứng của bệnh còi xương bao gồm:

  • Đau hoặc nhức ở xương cánh tay, chân, cột sống và xương chậu
  • Tầm vóc thấp và tăng trưởng còi cọc
  • Xương yếu dễ gãy
  • Chuột rút cơ bắp, trường hợp nặng có thể co giật

Các vấn đề về răng miệng như:

  • Chậm mọc răng
  • Mòn men răng và tạo lỗ
  • Khuyết tật ở răng
  • Số lượng răng sâu cao
  • Áp xe

Các biến dạng xương như:

  • Chân vòng kiềng; đôi chân trông cong như cánh cung
  • Hộp sọ có hình dạng kỳ lạ
  • Xương ức nhô ra
  • Cột sống cong kỳ lạ
  • Biến dạng ở xương chậu
  • Những vết sưng ở lồng ngực
  • Mắt cá chân và cổ tay dày lên.

Theo Mayo Clinic, nếu không được điều trị, bệnh còi xương có thể gây ra các biến dạng về thể chất và những ảnh hưởng nghiêm trọng như không thể phát triển, cột sống cong bất thường, dị tật ở tứ chi và khuyết tật về răng. Chậm mọc răng đi kèm với tình trạng men răng yếu và răng không đều.

Ở trẻ sơ sinh, còi xương có thể dẫn đến chậm đóng thóp trước - điểm mềm trên đỉnh hộp sọ của trẻ. Trong trường hợp còi xương nặng với lượng canxi trong máu rất thấp, trẻ có thể bị co giật. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế và cần được điều trị ngay lập tức.

 

Chân bị vòng kiềng là một trong những biểu hiện điển hình khi trẻ bị còi xương. Ảnh minh họa: Theasianparent.

Ai có nguy cơ mắc bệnh còi xương?

Bệnh còi xương chủ yếu là do không đủ lượng:

  • Vitamin D (thông qua chế độ ăn uống hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời)
  • Canxi trong chế độ ăn uống
  • Cả vitamin D và canxi

Trẻ sơ sinh và trẻ em có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao nhất. Trẻ em xuất thân từ hoàn cảnh nghèo khó bị suy dinh dưỡng có nguy cơ cao. Trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể bị thiếu vitamin D vì ánh sáng mặt trời cần thiết cho quá trình sản xuất vitamin D.

Những người lớn lên theo chế độ thuần chay, không ăn các sản phẩm từ sữa và nhận được ít canxi hơn. Việc thiếu cả vitamin D và canxi sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh còi xương cao nhất ở trẻ em.

Những yếu tố nguy cơ khác liên quan đến trẻ em mắc các bệnh cản trở sự hấp thụ vitamin D như bệnh viêm ruột, bệnh celiac, xơ nang và các vấn đề liên quan đến thận.

Vitamin D được sản xuất tự nhiên trong cơ thể khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nó cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá có dầu và trứng. Sự thiếu hụt vitamin D khiến cơ thể không thể hấp thụ canxi và phốt pho. Canxi chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa và rất cần thiết để trẻ phát triển xương chắc khỏe.

Theo Mai Phương/Tri thức

Tin liên quan

Bộ Y tế đồng ý TP.HCM tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng

Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới...

Mẹ tập thể dục khi vẫn còn cho con bú có thể bảo vệ con khỏi béo phì và tiểu...

Hai bà mẹ tập thể dục sau khi sinh và cho con bú bằng sữa mẹ cho biết có những...

Sự cố hy hữu lúc ăn thịt nướng khiến bé gái nhập viện khẩn cấp

Trong lúc ăn thịt nướng, bé gái 5 tuổi gặp tai nạn khiến chiếc xiên que đâm xuyên từ mũi...

4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản

Cha mẹ có nhiều điều để nói nhưng có 4 điều về già tuyệt đối không nói với con trong...

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh, cha mẹ cần định hướng càng sớm...

Dưới đây là 10 chiến lược hiệu quả giúp phụ huynh hướng dẫn và hỗ trợ con cái phát triển...

Xem điện thoại sớm khiến trẻ dễ mắc dị tật hình thể

Ngồi sai tư thế, cúi đầu khi dùng điện thoại, dị tật bẩm sinh khiến nhiều trẻ ở lứa tuổi...

Học ở trường chưa đủ, trẻ quay cuồng gần chục buổi học thêm mỗi tuần

Cảm thấy việc học ở trường sẽ không đủ để cạnh tranh, nhiều học sinh chủ động xin gia đình...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

21 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

21 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

21 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

21 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

21 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

21 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 11 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 11 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình