Phụ Nữ Sức Khỏe

Hậu COVID-19 bao lâu phụ nữ mang thai là tốt nhất?

Theo các chuyên gia, khi sức khỏe người phụ nữ hồi phục, không mắc các di chứng nặng về tim mạch, tiết niệu... thì có thể mang thai mà không lo ảnh hưởng đến em bé.

Ít nhất 3 tháng hậu Covid-19 là thời gian "tốt nhất" để mang thai

PGS.TS Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra lời khuyên, nếu muốn mang thai, phụ nữ mắc Covid-19 nên để bệnh khỏi hoàn toàn, virus SARS-CoV-2 không còn trong cơ thể. Lý do bởi virus có thể ảnh hưởng tới các tế bào non, tế bào sinh sản.

Thông thường, sau thời gian khoảng 3 tháng, cơ thể sẽ sản sinh ra những tế bào mới, nang trứng mới. Thời điểm này, nếu mang thai sẽ an toàn cho sản phụ hơn. Như vậy, tốt nhất phụ nữ muốn mang thai nên chờ đợi ít nhất khoảng 3 tháng sau khỏi bệnh.

PGS Phạm Bá Nha khuyến cáo, phụ nữ muốn có thai hoặc có khả năng mang thai không nên sử dụng thuốc kháng virus để điều trị Covid-19 nếu không có ý kiến chỉ định của bác sĩ bởi có thể ảnh hưởng tới quá trình sinh sản và em bé. Trường hợp đã “lỡ” uống thuốc, nên chờ đợi khoảng 3 tháng kể từ sau liều cuối cùng. Thời gian này, các tế bào, nang trứng mới đã được sinh ra, an toàn hơn khi mang thai.

Tuy nhiên, Trưởng khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, phụ nữ trẻ khỏe mạnh, không bệnh nền đặc biệt, không có chỉ định của bác sĩ thì không nên sử dụng thuốc kháng virus.

Nếu muốn mang thai, phụ nữ mắc Covid-19 nên để bệnh khỏi hoàn toàn, virus SARS-CoV-2 không còn trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Nguyễn Công Định - Giám đốc Trung tâm điều trị thai phụ mắc Covid-19 - Cơ sở 2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, khi sức khỏe người phụ nữ hồi phục, không mắc các di chứng nặng về tim mạch, tiết niệu... thì có thể mang thai mà không lo ảnh hưởng đến em bé. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái, không nên lo lắng thái quá.

F0 khỏi bệnh có dấu hiệu hậu Covid-19 thì nên đến bệnh viện kiểm tra, điều trị dứt điểm trước khi mang thai.

Trường hợp đang mang thai không may mắc Covid-19 hoặc tái nhiễm, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Các nghiên cứu chỉ ra virus không ảnh hưởng đến cấu trúc thai nhi nhưng làm tăng tỷ lệ tiền sản giật, đẻ non, thai chậm phát triển, thai lưu.

Do đó, khi khỏi bệnh, mẹ bầu nên quay lại bệnh viện phụ sản kiểm tra bởi bản chất Covid-19 ảnh hưởng tim mạch, hô hấp, tiết niệu, nội tiết... có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

Bác sĩ Định nhấn mạnh, khi mắc bệnh, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chỉ định thuốc, không lạm dụng thuốc. Đo SpO2 thường xuyên, tối thiểu 4 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Nếu chỉ số SpO2 từ 97% trở lên là yên tâm, dưới 96% thì chú ý, nằm ngủ nghỉ ngơi 30 phút sau đo lại.

Hậu Covid-19 bao lâu có thể điều trị vô sinh, hiếm muộn?

Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn cũng bày tỏ lo lắng, băn khoăn về vấn về nhiễm Covid-19 có ảnh hưởng tới quá trình thăm khám, điều trị vô sinh, hiếm muộn hay không và sau khỏi bệnh bao lâu, có thể điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hay thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Trả lời về vấn đề trên, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện thông tin, theo các nghiên cứu đã công bố gần đây trên thế giới từ khi dịch xuất hiện tới nay, chưa có đủ bằng chứng khoa học cho thấy bệnh Covid-19 hoặc vắc xin ngừa Covid-19 ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của con người.

“Các dữ liệu hiện tại cho thấy, nam giới mắc Covid -19 trong ngắn hạn chưa ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Với nữ giới, các nghiên cứu chỉ ra rằng không thấy tăng tỷ lệ dị tật thai ở những bà mẹ mắc Covid-19 thời kỳ mang thai. Khả năng mẹ lây SARS-CoV-2 cho con trong sinh đẻ hoặc trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng được báo cáo là rất khó xảy ra”, bác sĩ Nhã chia sẻ.

Theo bác sĩ Nhã, nếu đảm bảo các yếu tố an toàn dịch tễ, việc thăm khám, điều trị sớm sẽ giúp tăng cơ hội có con hơn ở hầu hết trường hợp.

“Tuổi tác vốn là “kẻ thù” của các cặp vợ chồng hiếm muộn, tuổi ngày một cao thì cơ hội có thai ngày càng giảm”, bác sĩ Nhã nhấn mạnh.

Chưa có đủ bằng chứng khoa học cho thấy bệnh Covid-19 hoặc vắc xin ngừa Covid-19 ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của con người (Ảnh minh họa)

Do đó, để đảm bảo an toàn, các cặp vợ chồng trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản (kích trứng hoặc chuyển phôi) khoảng 1 tháng nên tiêm đủ ít nhất 2 mũi vắc xin phòng Covid-19. Việc này giúp bảo vệ tối ưu, hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong quá trình thăm khám, điều trị. Trong thời gian 1 tháng, này cơ thể bạn có thể sản sinh đủ lượng kháng thể phòng chống Covid-19 và tránh những biến chứng của việc tiêm vắc xin trùng với chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản.

Nếu đã tiêm đủ các mũi vắc xin phòng Covid-19 (hoặc chưa đủ) nhưng không may trở thành F0, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe ít nhất 1 tháng sau khỏi bệnh. Sau đó, ở ngày thứ 2 kỳ kinh nguyệt của người vợ, vợ chồng có thể đi khám để được bác sĩ tư vấn, chỉ định cụ thể. Bác sĩ sẽ hướng dẫn quy trình theo dõi, tiêm kích trứng để bắt đầu chu kỳ hỗ trợ sinh sản bằng các biện pháp như IVF hay IUI.

Nếu đã có phôi lưu trữ tại bệnh viện, người mắc nên nghỉ ngơi, bồi dưỡng ít nhất 2 tháng sau khỏi bệnh, tái khám vào ngày thứ 2 khi người vợ thấy kinh nguyệt tháng tiếp theo để được theo dõi niêm mạc, chuyển phôi.

“Dù thăm khám, điều trị ở thời điểm nào, việc quan trọng nhất các cặp vợ chồng cần lưu ý là tuân thủ hướng dẫn an toàn của Bộ Y tế và bác sĩ điều trị, bình tĩnh nhưng không chủ quan để có thể đảm bảo hai mục tiêu: an toàn phòng dịch và khám chữa bệnh hiệu quả”, bác sĩ Nhã khuyến cáo.

Theo Hoàng Nga/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

6 ý tưởng cho bữa sáng lành mạnh với phụ nữ mang thai

Ăn một bữa sáng lành mạnh giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để bắt đầu ngày mới...

Top 5 thực phẩm giàu chất sắt tốt cho mẹ bầu giai đoạn mang thai, nhất định phải bổ sung...

Khi mang thai, mẹ luôn cần sắt để tạo ra hồng cầu cung cấp cho cả mẹ và con. Nếu...

Những lợi ích không ngờ của việc uống trà hoa cúc trong lúc mang thai

Trà là thức uống có chứa caffein và thường không tốt cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, trà hoa cúc...

Mách mẹ bầu 4 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng khi mang thai

Mang thai là thời điểm mà cơ thể có rất nhiều thay đổi, do đó mẹ bầu sẽ rất dễ...

Đây là 3 căn bệnh ung thư có khả năng di truyền, phụ nữ sắp hoặc đang mang thai nên...

Ung thư, một căn bệnh khiến nhiều người sợ hãi vì tỉ lệ tử vong cao và còn có thể...

Bà bầu muốn dễ sinh thì hãy chăm chỉ tập 3 động tác này trong thời gian mang thai

Có 3 động tác vừa tăng cường sức khỏe lại giúp việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn, mà...

Cách bổ sung vitamin A cho phụ nữ mang thai an toàn, hiệu quả nhất

Vitamin A có vai trò quan trọng đối giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi, phòng tránh...

Tin mới nhất

Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng hay lạnh, nhiều người làm sai khiến món ăn mất chất, 'ngậm' độc tố

11 giờ trước

Cách làm tương đậu phộng ngon đúng điệu, chấm món gì cũng chuẩn vị

12 giờ trước

3 loại quả ngọt mát có sẵn ở Việt Nam là “thuốc trường thọ”: Hạ đường huyết cực tốt lại...

18 giờ trước

1 loại củ ngọt mát được bán rẻ ở chợ Việt nhưng tốt ngang nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ...

18 giờ trước

1 loại quả chua chát bán ở chợ Việt nhưng tốt ngang insulin tự nhiên: Vừa hạ đường huyết, vừa...

18 giờ trước

Không ngờ loại rau này lại tốt ngang 'kem chống nắng tự nhiên', sinh collagen cực kỳ tốt trong mùa...

19 giờ trước

Chuối xanh, chuối chín ăn cả vỏ giàu khoáng chất hơn? Chuyên gia đưa ra quan điểm để không mắc...

21 giờ trước

Ngon nức nở món tàu hũ, nhưng đúng chuẩn phải có thứ này

21 giờ trước

Kết quả bất ngờ khi uống trà xanh lúc làm việc

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình