Phụ Nữ Sức Khỏe

Dùng bia để giải độc rượu: Bộ Y tế khuyến cáo không được tự ý thực hiện

Bộ Y tế đã tổ chức họp báo để thông tin chính thức về phương pháp dùng bia để giải độc rượu được sử dụng gần đây tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.

Liên quan đến sự việc nam bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị giải độc bằng bia, chiều nay (11/1), Bộ Y tế đã tổ chức buổi họp báo nhằm thông tin chính thức về phương pháp điều trị ngộ độc rượu.

Theo nội dung hướng dẫn xử trí ngộ độc methanol của Bộ Y tế, lọc máu cấp cứu là biện pháp quan trọng hàng đầu và quyết định việc đào thải methanol ra khỏi cơ thể người bệnh.

Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp báo nhằm thông tin chính thức về phương pháp giải độc rượu - Ảnh: Dân Trí

Ngoài ra, trong quá trình lọc máu thải độc, ethanol cũng có thể được sử dụng theo đường tiêu hóa để tranh chấp chuyển hóa với methanol có trong máu.

Tuy nhiên, biện pháp hỗ trợ này chỉ có thể tạm thời trì hoãn việc chuyển hóa methanol thành các độc chất (axit formic và format) gây hại cho người bệnh và phải được thực hiện, theo dõi sát tại cơ sở y tế có đủ điều kiện, theo hướng dẫn chuyên môn và chỉ định của bác sĩ.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, Bộ Y tế đưa ra các khuyến cáo:

Thứ nhất, sử dụng rượu, bia có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Người dân nên hạn chế sử dụng rượu, bia.

Thứ hai, khi nghi ngờ có dấu hiệu ngộ độc do uống rượu, bia thì phải đến ngay cơ sở y tế để được xử trí, điều trị kịp thời.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bia để giải ngộ độc do uống rượu, bia gây ra, không phải cứ uống bia vào là giải độc được rượu. Nếu đã ngộ độc ethanol (có trong rượu, bia) mà vẫn tiếp tục uống rượu, bia (có ethanol) thì mức độ ngộ độc càng nghiêm trọng.

Thứ ba, tuyệt đối không sử dụng rượu, bia không rõ nguồn gốc, rượu, bia giả vì các loại rượu, bia này có thể chứa methanol.

Trước đó theo báo báo nhanh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng trị, trong 02 ngày 24 - 25/12/2018, Bệnh viện lần lượt tiếp nhận 03 bệnh nhân là Lê Văn X., (64 tuổi), Nguyễn Văn N. (47 tuổi) và Lê Văn T. (24 tuổi) đều thường trú tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Qua khai thác, cả ba bệnh nhân này cùng dự liên hoan vào chiều ngày 23/12/2018 và cùng uống chung một loại rượu.

Triệu chứng ban đầu là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, sau đó vật vã kích thích, hôn mê, rối loạn hô hấp, suy hô hấp, thở yếu, suy tuần hoàn, nhìn mờ.

Bệnh nhân Lê Văn X. được chẩn đoán choáng nhiễm độc từ đường tiêu hóa, nghi ngờ do ngộ độc Methanol, chuyển bệnh viện Trung ương Huế điều trị vào lúc 05 giờ 30 phút ngày 25/12/2018 do bệnh tiên lượng rất nặng.

Bệnh nhân Nguyễn Văn N. và Lê Văn T. được chẩn đoán theo dõi ngộ độc methanol. Trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn N. có hàm lượng methanol trong máu là 2.100 mg/lít, vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc.

Bệnh viện đã tiến hành xử trí theo phác đồ điều trị ngộ độc methanol của Bộ Y tế, kiểm soát đường thở, hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn và lọc máu cấp cứu để thải độc Methanol.

Bên cạnh đó, trong quá trình lọc máu thải độc, các bác sĩ đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác, một trong số đó là truyền bia (có ethanol) vào dạ dày qua ống thông.

Sau 09 ngày điều trị, bệnh nhân bình phục hoàn toàn và xuất viện ngày 2/1.

Tuệ Lâm

Tin liên quan

Cứu sống bệnh nhân ngộ độc rượu bằng 5 lít bia: Chuyên gia nói gì?

Chuyên gia cho rằng việc bác sĩ sử dụng 5 lít bia để truyền vào hệ tiêu hóa cho bệnh...

PGS. BS Wynn Huynh Tran: Muốn chữa ung thư, đừng xem những bài viết 'trôi nổi' trên mạng xã hội

PGS. BS Wynn Huynh Tran khuyên bạn nên đọc tin tức về ung thư ở những trang sức khỏe uy...

Cô gái trẻ tự ti vì chứng bệnh khiến mặt bị méo ai cũng có thể gặp phải

Trong những ngày thời tiết trở lạnh, bất ngờ sau một đêm đi chơi về, bạn gái V.A (23 tuổi)...

Vì sao vào mùa lạnh, nhiều người tử vong khi tắm?

Nhiều người có thói quen tắm vào buổi sáng hoặc tối muộn. Tuy nhiên khi thời tiết thay đổi, thói...

Chuyên gia cảnh báo: Thủ phạm kích hoạt tế bào ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh ung thư nguy hiểm. Mới đây nhất diễn viên hài Mạnh Tràng cũng qua...

Tẩy sỏi gan mật bằng bữa ăn chỉ có dầu oliu: Chuyên gia nhận định như thế nào?  

Gan là một bộ phận gánh trọng trách nặng nhất cơ thể từ chuyển hoá tới thải độc và gan...

Ths. Bs Huỳnh Minh Nhật giải đáp: Thường xuyên bị đánh trống ngực có phải là dấu hiệu của bệnh...

Bạn thường xuyên bị hồi hộp (đánh trống ngực), đó có phải là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc...

Tin mới nhất

Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc

8 giờ trước

Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm

12 giờ trước

Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này

12 giờ trước

Bật mí 9 loại hạt khô giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch

12 giờ trước

Thải độc cơ thể hiệu quả với 5 loại thực phẩm quen thuộc

12 giờ trước

Bất ngờ với tác dụng của trứng gà đối với trí não

12 giờ trước

7 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh cuối năm

12 giờ trước

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi ăn chuối với sữa?

12 giờ trước

6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!

16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình