Phụ Nữ Sức Khỏe

Đề phòng sốc nhiệt cho trẻ em: Phụ huynh cần chú ý điều gì?

Vào mùa hè thời tiết nóng bức, phụ huynh không chỉ lo lắng về việc đổ mồ hôi và những nốt rôm sảy trên người trẻ mà còn phải đề phòng sốc nhiệt cho trẻ em. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, xử trí và đề phòng sốc nhiệt cho trẻ em như thế nào?

Say nắng (hay còn gọi là sốc nhiệt) là tình trạng cấp cứu có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Sốc nhiệt có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sốc nhiệt là tình trạng cấp cứu có thể giết hoặc gây tổn hại cho não - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng sốc nhiệt ở trẻ em

Nhiệt độ tăng cao vào mùa hè khiến sốc nhiệt trở thành vấn đề mà cha mẹ lo lắng nhất khi chăm sóc trẻ nhỏ. Triệu chứng sốc nhiệt ở trẻ em điển hình nhất là trẻ bị nóng, nhiệt độ cơ thể rất cao nhưng lại không chảy mồ hôi.

Nhiệt độ cơ thể rất cao nhưng lại không chảy mồ hôi là triệu chứng điển hình của sốc nhiệt - Ảnh minh họa: Internet

Nên đo nhiệt độ hậu môn của trẻ, nhiệt độ có thể lên đến 39 thậm chí 40 độ C (không nên đo nhiệt độ ở nách và miệng vì dễ đánh giá lệch so với nhiệt độ thực sự). Ngoài ra, những dấu hiệu sốc nhiệt đi kèm thường thấy ở trẻ em như:

Da của trẻ ửng đỏ, khô, nóng.

Trẻ bực bội quấy khóc, nhịp thở nhanh, khó thở, mạch đập nhanh, mệt mỏi, thậm chí khi trẻ bị sốc nhiệt nặng còn bị co giật hoặc hôn mê.

Trẻ khát nước liên tục, miệng bị khô, choáng váng, buồn nôn, mất phương hướng, có dấu hiệu uể oải, mơ màng.

Chuột rút và kiệt sức vì nóng hoặc say nắng thường xuất hiện ở trẻ lớn khi tham gia các hoạt động thể lực kéo dài dưới nắng nóng.

Nguyên nhân gây sốc nhiệt ở trẻ em

Không nên cho trẻ chơi quá lâu dưới thời tiết nắng gắt và nhiệt độ cao - Ảnh minh họa: Internet

Con người có hệ thống điều hòa thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường tăng cao bằng cách tiết mồ hôi. Tuy nhiên, đôi khi hệ thống điều hòa này làm việc không tốt dẫn đến thân nhiệt tăng cao quá mức, gây nên sốc nhiệt.

Sốc nhiệt đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì sức đề kháng còn rất yếu. Nguyên nhân gây sốc nhiệt ở trẻ em có thể kể đến như:

Giữ ấm quá mức

Các phụ huynh thường có xu hướng ủ ấm cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh (dưới 28 ngày tuổi). Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, thể chất chưa phát triển hoàn thiện nên nhiều cha mẹ sợ trẻ bị lạnh, luôn luôn giữ ấm cho bé vì nghĩ răng nóng một chút vẫn tốt hơn là bị lạnh.

Việc ủ ấm vào mùa đông có thể chấp nhận được. Tuy nhiên vào mùa hè, ủ ấm quá mức sẽ rất dễ khiến thể dịch của trẻ giảm, mất muối, tế bào bị mất nước, từ đó khiến cho trẻ bị sốc nhiệt.

Cần bổ sung đầy đủ nước cho trẻ vào mùa hè - Ảnh minh họa: Internet

Thời tiết nóng bức, uống nước không đủ

Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, các tế bào cần nước để duy trì hoạt động, ổn định thân nhiệt, loại bỏ chất thải và hỗ trợ tiêu hóa. Vì vậy, khi bị mất nước do nhiệt độ môi trường cao, cơ thể sẽ trở nên yếu đi, dễ bị sốc nhiệt do mất chức năng ổn định thân nhiệt, dễ bị say nắng, thậm chí là tử vong.

Trẻ mặc quần áo quá chật

Mặc quần áo bó sát đã được chứng minh có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Quần áo chật gây khó thở, tăng thân nhiệt gây nóng nực và sốc nhiệt ở trẻ em.

Suy dinh dưỡng

Khi trẻ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ bị suy nhược và sức đề kháng bị yếu đi. Cơ thể không đủ sức chống lại sự gia tăng nhiệt độ của môi trường, không chỉ gây ra sốc nhiệt mà còn dẫn đến suy nhược sức khỏe và sức đề kháng. 

Làm gì khi trẻ bị sốc nhiệt

Khi trẻ có các dấu hiệu sốc nhiệt kể trên, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay cho trẻ:

Lập tức đưa trẻ vào nơi râm mát, thoáng khí, khô ráo, không để trẻ dưới ánh nắng mặt trời quá lâu. Tuyệt đối không nên để trẻ trong ô tô khóa kín, điều này dẫn đến tình trạng thiếu oxy, vô cùng nguy hiểm.

Nếu trẻ không cải thiện sau sơ cứu, cha mẹ cần nhanh chóng mang trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Cho trẻ nằm nghiêng, mở hết nút áo, cởi hoặc mở bớt áo. Nếu áo của trẻ bị ướt do mồ hôi thì lập tức hong khô, mở quạt hoặc mở điều hòa để tản bớt nhiệt, lưu ý chỉ mở nhiệt độ mát, không được bật điều hòa quá lạnh, không được để gió thổi trực tiếp vào người trẻ.

Hạ nhiệt độ cơ thể của trẻ xuống dưới 38 độ bằng cách dùng khăn mặt lạnh chườm lên trán, nách, cổ gáy, bẹn hoặc cho lau người cho trẻ bằng khăn lạnh.

Trước khi trẻ tỉnh táo, không được cho trẻ ăn hay uống nước, sau khi trẻ tỉnh hãy cho uống mỗi 10 - 15 phút, có thể cho trẻ uống sữa mẹ nếu còn nhỏ, nước lọc, nước Oresol, nước đậu xanh, nước muối loãng…

Theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ cơ thể trẻ giảm xuống. Nếu cơ thể trẻ không đáp ứng, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Đề phòng sốc nhiệt cho trẻ em

Để đề phòng trẻ bị sốc nhiệt, phụ huynh có thể bắt đầu phòng tránh từ những nguyên nhân gây sốc nhiệt. Cần chú ý cho trẻ mặc quần áo vừa phải, bổ sung đầy đủ nước, tránh cho trẻ hoạt động nhiều dưới thời tiết nóng nực.

Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang chống nóng.

Nếu trẻ không thích uống nước, cha mẹ cũng không nên lo vì ngoài uống nước trực tiếp, trẻ cũng có thể hấp thụ nước từ canh, rau quả tươi như dưa hấu, dưa chuột, cà chua…

Không để trẻ trong xe hơi không có điều hòa. Vì dù cửa xe có mở hé xuống vào ngày thời tiết ôn hòa thì nhiệt độ trong xe có thể tăng lên đến hơn 40 độ C. Đặc biệt vào mùa hè, nền nhiệt độ rất cao, một chiếc xe hơi đỗ ngoài trời có thể biến thành một chiếc lò nướng và có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm do sốc nhiệt.

Nguy cơ sốc nhiệt sẽ tăng khi trẻ đang ở trong môi trường điều hòa mát lạnh mà bước ra ngoài trời nóng đột ngột, hoặc từ ngoài trời nóng mà vào phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp. Không để gió quạt thổi trực tiếp vào người trẻ.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ thời gian thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ một cách từ từ để đề phòng sốc nhiệt cho trẻ em.

Dược sĩ Đỗ Mai Thảo

Tin liên quan

Thuộc lòng những cách massage chân cho trẻ em để bé khỏe mạnh mỗi ngày

Massage là liệu pháp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Massage tác động đến tâm trí, cơ thể và...

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm thế nào?

Nghẹt mũi thường gây ra không ít khó chịu cho trẻ sơ sinh vì ở giai đoạn đầu đời, bé...

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh và sâu giấc

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh và sâu giấc là kiến thức mà mẹ nào đang nuôi con nhỏ...

Tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh nào tốt nhất?

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS đã cướp đi sinh mạng của gần 2.500 trẻ mỗi năm...

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị nước vào tai?

Nước vào tai trong khi tắm gội hay bơi lội là vấn đề thường gặp ở cả người lớn và...

Những việc mẹ không nên làm khi trẻ mọc rôm sảy

Trẻ mọc rôm sảy là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là vào mùa hè oi bức. Khi nhiệt...

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

Khi mẹ nghe thấy những âm thanh bất thường ở vùng ruột non và ruột già của trẻ chứng tỏ...

Tin mới nhất

Bạn trai đăng ảnh tình tứ bên Thiều Bảo Trâm

8 giờ trước

7 thói quen của người Hàn Quốc giúp giảm cân nhanh chóng

11 giờ trước

Cuộc sống nhiều thay đổi của đại diện Việt Nam đầu tiên chinh chiến Miss Universe: Từng là chân dài...

18 giờ trước

'Vạch trần' nhan sắc 'giả dối' của Triệu Lộ Tư, bị chỉ trích vì cố ý chính sửa hình ảnh...

18 giờ trước

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

19 giờ trước

'Rèm ngọc châu sa' chưa phát sóng chính thức, đài từ của Triệu Lộ Tư đã gây tranh cãi

1 ngày 7 giờ trước

Loạt sao Cbiz sự nghiệp 'điêu đứng' vì làm từ thiện: Lý Liên Kiệt bị tố biển thủ tiền quyên góp,...

1 ngày 7 giờ trước

Đại học Ngoại thương nói gì trước nghi vấn Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp?

1 ngày 7 giờ trước

NÓNG: Huỳnh Hiểu Minh chính thức công khai bạn gái 'Đừng đoán nữa, chúng tôi đang ở bên nhau rồi'

1 ngày 7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình