Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh và sâu giấc

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh và sâu giấc là kiến thức mà mẹ nào đang nuôi con nhỏ cũng muốn học hỏi. Trẻ mới sinh ra cho đến 1 tháng tuổi gần như dành cả ngày đêm để ngủ, chỉ thức dậy bú mỗi 2 đến 3 giờ một lần.

Mẹ biết gì về giấc ngủ của trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh có thể tích dạ dày rất nhỏ nên mau đói. Vì vậy, trẻ phải thức dậy sau vài giờ để bú. Trẻ sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm nên có những em bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức nhiều hơn vào ban đêm.

Trẻ sơ sinh rất mau đói, vì vậy trẻ thường thức dậy mỗi vài giờ để bú - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8 - 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (liên tục 6 - 8 giờ) không thức giấc khi trẻ được 3 tháng tuổi hay được khoảng 6 kg cân nặng.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ không cần phải đánh thức trẻ dậy để cho bú. Tuy nhiên, mẹ không nên để bé ngủ nhiều quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như trẻ sinh non tháng, nhẹ cân, bị trào ngược dạ dày thực quản… có thể phải cho trẻ bú thường xuyên hơn.

Các giai đoạn trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng được chia ra thành nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay cử động. Có 2 loại giấc ngủ:

Giấc ngủ nhanh (giấc ngủ REM - rapid eye movement): Có cử động mắt nhanh

Đây là giai đoạn ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ thường dành khoảng 16 giờ mỗi ngày để ngủ, nhưng phân nửa khoảng thời gian này là giấc ngủ REM. Nghĩa là bé chỉ ngủ sâu thật sự trong khoảng 8 giờ. Trẻ lớn và người lớn có thời gian ngủ ít hơn nhưng thời gian giấc ngủ REM cũng chiếm tỉ lệ ít hơn.

Giấc ngủ chậm (Non-REM - Non- rapid eye movement): Không có cử động mắt nhanh

Giấc ngủ chậm được chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Buồn ngủ, mí mắt sụp hoặc chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.

- Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ, có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu è è.

- Giai đoạn 3: Ngủ sâu, im lặng và không cử động.

- Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu, hoàn toàn im lặng và không cử động.

Giấc ngủ sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, dần chuyển sang giai đoạn 2, 3, 4 rồi quay lại giai đoạn 2, sau đó chuyển sang giấc ngủ REM.

Một giấc ngủ có thể lặp lại vài chu kỳ ngủ như trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi đang chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất

Ngay từ khi được sáu tuần tuổi, trẻ đã có thể học được cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả mà mẹ có thể thực hiện để giúp bé ngủ ngon:

Nhận biết dấu hiệu trẻ buồn ngủ

Trong những tuần đầu sau sinh, trẻ không thể thức lâu hơn 2 giờ liên tục. Nếu cha mẹ để bé thức lâu hơn 2 giờ, trẻ sẽ quá mệt mỏi quá mức và trở nên khó ngủ.

Ngáp là dấu hiệu buồn ngủ điển hình ở trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, mẹ nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của trẻ: Chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp, quầng dưới mắt thâm lại…

Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm

Một vài em bé sơ sinh đã có thói quen thức đêm từ trong bụng mẹ. Mẹ có thể nhận biết điều này khi trẻ quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, trẻ cũng vẫn duy trì thói quen này, làm mẹ mệt mỏi vì trẻ không chịu ngủ.

Trong vài ngày đầu sau sinh, cha mẹ sẽ không thể thay đổi trẻ được ngay mà chỉ có thể bắt đầu dạy trẻ khi trẻ đã được 2 tuần tuổi. Cần phải dạy trẻ nhận biết ban đêm là thời gian ngủ từ sớm, khi trẻ được 2 tuần tuổi, đừng để quá muộn.

Ban ngày

Mẹ nên chơi đùa với trẻ càng nhiều càng tốt.

Nói chuyện với trẻ và hát cho trẻ nghe khi cho trẻ bú các cữ ban ngày.

Đảm bảo phòng ngủ của trẻ có nhiều ánh sáng vào ban ngày. Ánh sáng để giúp bé nhận biết thời điểm đó chính là ban ngày.

Tạo ra tiếng ồn tự nhiên, thông thường vào ban ngày như: Tiếng tivi, radio, máy giặt, tiếng nước chảy…

Nếu trẻ đang bú mà thiu thiu ngủ thì mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy.

Ban đêm

Giữ yên lặng và nói thật khẽ khi cho trẻ bú cữ đêm.

Ban đêm, mẹ không nên tạo ra bất kỳ tiếng động nào và không được mở ánh sáng cường độ cao - Ảnh minh họa: Internet

Giữ phòng ngủ tối (có thể bật đèn ngủ ánh sáng dịu nhẹ) và yên tĩnh, không trò chuyện.

Melatonin – một loại hormone ngủ sẽ tiết ra mạnh hơn nếu trẻ được nằm ngủ trong căn phòng tối, hormone này giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Dạy trẻ tự ngủ

Có một sự thật rằng, các chuyên gia khuyên mẹ không nên dỗ bé ngủ trên tay, đợi đến khi ngủ rồi mới đặt xuống giường. Mẹ nên đặt bé vào nôi hay giường khi bé có dấu hiệu buồn ngủ, hơi thiu thiu nhưng vẫn còn thức.

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ trong 8 tuần đầu sau sinh là rất quan trọng. Nếu mẹ cho bé nằm võng hoặc nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé trên tay trong 8 tuần đầu thì bé sẽ quen và không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy.

Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên mẹ không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ từ khi chào đời. Không nên để trẻ ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và sẽ thức dậy ngay khi bị đặt xuống giường.

Dạy bé tự ngủ từ sớm là một lựa chọn khôn ngoan cho bé và cho cả gia đình - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ nên tự thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho trẻ để hình thành một “hiệu lệnh ngủ” như: Hát ru, cho trẻ nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu, vuốt bàn chân… nhưng cần nhớ rằng cha mẹ sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm. Do đó, nên chọn “thủ tục” vừa thích hợp với bé vừa khả thi đối với cha mẹ.

Có một phương pháp rất mới từ một ông bố nước ngoài chia sẻ cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ chỉ trong 40 giây, với một tờ khăn giấy khô mỏng. Bung tờ khăn giấy ra, chỉ dùng 1 lớp mỏng, nắm 2 góc của tờ giấy và trượt nhẹ lên mặt bé theo chiều từ trán xuống cằm.

Khi tờ khăn giấy lướt qua mắt bé, phản xạ tự nhiên bé sẽ nhắm mắt theo chiều lướt của chiếc khăn giấy. Lặp lại nhẹ nhàng và liên tục cho đến khi bé nhắm mắt lại. Phương pháp này có thể là một “thủ tục” gợi ý cho các gia đình đang loay hoay trong việc dỗ bé ngủ mỗi ngày.

Dạy bé tự ngủ khi được đặt xuống giường và thực hiện “thủ tục” từ giai đoạn sơ sinh để bé có thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mà còn quan trọng với sức khỏe của cha mẹ.

Nên khôn ngoan trong việc lựa chọn cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.

Thảo Đỗ

Tin liên quan

Tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh nào tốt nhất?

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS đã cướp đi sinh mạng của gần 2.500 trẻ mỗi năm...

Trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ nên ăn gì cho con nhanh khỏi?

Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, bất kỳ loại thực phẩm nào mà mẹ ăn vào đều ít...

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Mẹ phải làm sao để giúp con?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt rất phổ biến. Các bà mẹ trẻ thường rất bối rối không...

Những món ngon mỗi ngày dễ làm cho bé

Một muỗng tình yêu, một muỗng dinh dưỡng, một muỗng khéo léo. Hãy nấu các món ngon mỗi ngày dành...

5 thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú

Theo thời gian trong ngày, sữa mẹ có sự thay đổi về khối lượng và thành phần. Vì vậy lợi...

Kinh nghiệm tập cho con ti bình thành công ngoài mong đợi chỉ trong 3 ngày

Đậu đã từng nhịn 5 tiếng, vậy mà xong con cũng chỉ nhai nhả chừng 10ml, 20ml. Bây giờ lượng ăn...

Bé tập lẫy: Những điều mẹ cần biết

Lẫy là một trong những cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vận động tự nhiên của trẻ....

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 5 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình