Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

Khi mẹ nghe thấy những âm thanh bất thường ở vùng ruột non và ruột già của trẻ chứng tỏ trẻ sơ sinh đang bị sôi bụng. Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không, mẹ phải làm sao để cải thiện tình trạng này?

Dấu hiệu sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường có biểu hiện như trẻ quấy khóc không chịu ngủ (đặc biệt là vào ban đêm), không bú sữa mẹ hoặc khi bú quá no thường bị nôn ọc ra ngoài. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể kèm theo tiêu chảy nhẹ hoặc nặng.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể phát ra những tiếng kêu nghe thấy được ở vùng bụng của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?

Tình trạng sôi bụng ở trẻ có thể tự khỏi sau 1 ngày nhưng cũng có thể kéo dài cả tuần hoặc hơn. Hiện tượng sôi bụng ở trẻ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ do chán ăn, khó ngủ kèm theo tiêu chảy.

Sôi bụng khiến trẻ rất khó chịu và thường xuyên quấy khóc - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính của triệu chứng sôi bụng là do chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, trẻ bị sôi bụng có thể là do mẹ ăn đồ lạ, thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu hoặc cay nóng.

Đối với trẻ bú sữa công thức gặp phải hiện tượng sôi bụng có thể là do trẻ chưa quen với loại sữa mới hoặc bình sữa, núm vú của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ.

Trẻ bú bình thường nuốt nhiều không khí vào dạ dày hơn so với trẻ bú mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Hệ đường ruột của trẻ không dung nạp lactose: Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, nếu mẹ cho trẻ bú sữa công thức quá sớm hoặc lựa chọn loại sữa không phù hợp sẽ khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ không dung nạp được lactose, gây ra các rối loạn tiêu hóa dẫn đến sôi bụng.

Ngoài ra, cách pha sữa hay bế trẻ lúc cho bú không đúng có thể khiến không khí lọt vào bình sữa của trẻ, trẻ nuốt phải không khí cũng có thể dẫn đến hiện tượng sôi bụng.

Cách chữa trị và ngăn ngừa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bỏ bú, nôn trớ sữa, quấy khóc về đêm… cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Ngay khi trẻ có dấu hiệu sôi bụng, quấy khóc, mẹ nên thay đổi tư thế bế trẻ thẳng người, cằm tựa vào vai mẹ và vỗ nhẹ lên lưng để trẻ ợ hơi hoặc đặt trẻ nằm ngửa xuống giường, sau đó gập đầu gối bé liên tục.

Vỗ ợ hơi là một cách làm giảm bớt cơn khó chịu ở bụng của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ có thể massage nhẹ vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ hoặc thực hiện thao tác vuốt nhẹ sống lưng của trẻ sau khi trẻ bú khoảng 30 phút.

Để đề phòng chứng sôi bụng, mẹ nên cho trẻ sử dụng những loại sữa không có chứa nhiều lactose (nếu mẹ xác định lactose là nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài, tiêu chảy do cơ thể không tiêu hóa được). Cắt giảm lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng sôi bụng, đi ngoài.

Trong quá trình trẻ bú bình, mẹ cần thực hiện đúng thao tác cơ bản (lựa chọn núm vú phù hợp, điều chỉnh hướng bình sữa…) để tránh hiện tượng không khí tràn nhiều vào dạ dày của bé gây sôi bụng. Luôn rửa sạch, tiệt trùng bình sữa, dụng cụ pha sữa và núm vú trước khi cho bé bú.

Các thực phẩm mẹ ăn vào hàng ngày cũng quyết định đến sức khỏe đường ruột của trẻ bú mẹ. Vì vậy, mẹ không nên ăn các thức ăn có vị cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.

Thay vào đó, mẹ nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng lành mạnh sau sinh với các loại rau, củ, quả nhiều vitamin, khoáng chất, uống đủ nước mỗi ngày để có nguồn sữa mẹ chất lượng nhất, cải thiện chứng sôi bụng khó chịu ở trẻ sơ sinh.

Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng đều tự khỏi sau một vài ngày khi mẹ chăm sóc trẻ đúng cách và có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Dược sĩ Đỗ Mai Thảo

Tin liên quan

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Mẹ phải làm sao để giúp con?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt rất phổ biến. Các bà mẹ trẻ thường rất bối rối không...

Mẹ ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ và tăng cân đều

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng với sự phát triển của bé. Bé ngủ ngon, ngủ đủ...

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng cà rốt

Cà rốt là thực phẩm cung cấp một lượng lớn carotene rất tốt cho trẻ. Vì vậy, nhiều mẹ đã...

Bệnh thủy đậu ở trẻ em nên kiêng gì: Bệnh có lây không?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt đối với trẻ dưới 12 tuổi....

Làm sao để nhận biết trẻ hiếu động hay tăng động?

Dựa vào biểu hiện và mức độ hoạt động của trẻ, cha mẹ có thể biết được trẻ hiếu động...

Bác sĩ Nhi tư vấn 9 cách phòng chống say tàu xe cho trẻ em

Rất nhiều bố mẹ thường nhờ bác sĩ chỉ định cho bé thuốc ngừa say tàu xe khi đi chơi...

WHO lần đầu tiên khuyến cáo không cho trẻ dưới 1 tuổi xem điện thoại

Lần đầu tiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chỉ dẫn về thời gian tiếp xúc thiết...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

17 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 18 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 18 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 18 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 3 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình