Trong chế độ ăn của người bệnh tăng huyết áp, rau quả là thực phẩm không thể thiếu. Vì trong rau quả sẽ cung cấp chất xơ, các vitamin, kali, magie… chính những chất này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, duy trì sức khỏe ổn định và đặc biệt là duy trì huyết áp ổn định.
Rau cần tây: Đây là loại rau chứa nhiều nguồn vitamin (A, B, C, K…) và khoáng chất dồi dào như kali, sắt, phốt pho, giàu protid... giúp tăng cường miễn dịch, giãn nở mạch máu, làm giảm huyết áp. Chính vì vậy nó rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Người bệnh có thể ép nước cần tây uống mỗi ngày tác dụng giảm huyết áp hiệu quả.
Cà chua: Trong cà chua có hàm lượng lcyopene cao và vitamin E, kali… có tác dụng chống oxy hóa, giúp làm chậm sự tiến triển của xơ vữa động mạch, giảm cholesterol xấu và kiểm soát huyết áp tốt. Người bệnh nên sử dụng nước ép cà chua hoặc sốt cà chua mỗi ngày để giảm nguy cơ tăng huyết áp và mắc bệnh tim mạch.
Nấm: Các loại nấm nói chung hay nấm rơm, nấm hương nói riêng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất đạm, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt… và các loại vitamin nhóm B, vitamin A, PP, C… giúp tăng cường khả năng miễn dịch, lưu thông máu, điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp.
Dưa hấu: Các loại vitamin C, A, và PP… giúp chống oxy hóa, giảm cholesterol, giúp kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng tăng huyết áp bằng cách ăn hoặc uống nước ép dưa hấu vài lần trong 1 tuần.
Để duy trì huyết áp ổn định, người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp. Đặc biệt nên lưu ý đến các biểu hiện bất thường của sức khỏe như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, yếu chi, nói khó, đau tức ngực... để kịp thời được y tế can thiệp.