Nội dung bài viết
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về xương khớp. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đau tái phát bệnh xương khớp hiệu quả, vấn đề đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì cần được tìm hiểu kỹ.
1. Bệnh xương khớp là gì?
Bệnh xương khớp là một trong những bệnh lý xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, trung niên, những người lao động nặng nhọc, vận động viên thể thao,... Nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp có thể là do bị chấn thương, ngủ sai tư thế, thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng,...Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sự thoái hóa khớp làm biến đổi cấu trúc của sụn và xương dưới sụn.
Bệnh đau nhức xương khớp gồm nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến với các bệnh cơ xương khớp dưới đây:
- Viêm khớp: Là tình trạng các sụn khớp bị mòn, vỡ hay viêm nhiễm. Các vị trí thường gặp như khớp gối, háng, cổ tay, ngón tay,...
- Thoái hóa khớp: Là tình trạng lão hóa, tổn thương sụn khớp hay sụn cột sống. Lượng dịch nhầy ở khớp bị sụt giảm gây ra các cơn đau nhức. Các vị trí thường gặp như khớp gối, háng cột sống cổ, lưng.
- Thoát vị đĩa đệm: Xảy ra ở vị trí giữa hai đốt sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên dây thần kinh cột sống gây ra các cơn đau nhức khó chịu.
- Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp): Đây là bệnh viêm khớp mãn tính làm ảnh hưởng đến niêm mạc củ khớp, gây sưng đau. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô cơ do nhầm lẫn.
- Đau thần kinh tọa: Những cơn đau diễn ra dọc đường đi của dây thần kinh tọa, từ thắt lưng đến gót chân.
- Vôi hóa cột sống: Tình trạng canxi lắng đọng ở các dây chằng bám vào đốt sống, mấu xương hay mấu ngang ở cột sống.
- Loãng xương (xốp xương/ giòn xương): Tình trạng xương bị mỏng, suy yếu, dễ thương tổn, nứt gãy.
- Ngoài ra, bệnh xương khớp còn có các loại như gai cột sống, khô khớp, đau vai gáy,...
2. Người đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp có tình trạng đau nhức được cải thiện rất tốt khi thay đổi chế độ ăn uống với các thực phẩm chứa các chất kháng viêm tự nhiên và những chất cần thiết cho xương khớp. Dưới đây là những thực phẩm giúp bạn giải tỏa thắc mắc đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Những loại cá béo
Bao gồm các loại cá như cá thu, cá trích, cá cháy Hilsa, cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá ngừ… Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D và omega-3. Những chất này có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức hiệu quả nhờ khả năng ức chế sự sản sinh enzym và cytokine phá vỡ sụn.
Sườn và nước xương ống
Nước hầm từ sườn, xương ống giàu hợp chất glucosamin và chondroitin. Chúng có tác dụng giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Ngoài ra, trong sườn và nước xương ống chứa nhiều canxi, giúp ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là bệnh loãng xương.
Gia vị gừng, tỏi, ớt
Đau nhức xương khớp nên ăn gì? Những người bệnh xương khớp nên bổ sung các gia vị gừng, tỏi, ớt trong bữa ăn hàng ngày. Trong ớt có chứa chất Capsaicin được dùng trong việc điều trị những cơn đau khớp và cơ nhẹ. Tỏi có chứa chất Allicin - một chất chống oxy hóa có khả năng chống lại sự tấn công lên xương khớp, và các chất Azone, Phitoncid, Dianli disulfide, Diallyl – trisulfide có tác dụng kháng viêm tốt. Còn gừng lại có khả năng giảm đau nhức xương khớp do viêm rất hiệu quả.
Hạt lanh và quả óc chó
Hạt lanh và óc chó đều chứa nhiều omega 3 có khả năng giảm đau nhức, sưng tấy, kháng viêm tốt. Hơn nữa, hai loại hạt này có lượng calo và chất béo cao nhưng lại không gây béo phì.
Súp lơ xanh (bông cải xanh)
Chất Sulforaphane có trong bông cải xanh có tác dụng trung hòa các enzyme gây tổn thương xương khớp. Ngoài ra, bông cải xanh có nhiều vitamin C, viatmin K, chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm, bổ xương khớp. Vì vậy, đây cũng là một trong những thực phẩm bạn nên cho vào danh sách đau nhức xương khớp nên ăn gì để ngăn ngừa thoái hóa khớp sớm nhất.
Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như Nhỏ, mận, sơ ri, việt quất, anh đào, mâm xôi, dâu tây,… chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do phá hủy tế bào. Đặc biệt, hai hợp chất Rutin và Quercetin tìm thấy trong quả mọng có thể giúp tăng mật độ xương, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp.
Các thực phẩm giàu Beta carotene
Beta carotene có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn và loại bỏ các gốc tự do gây tổn thương xương khớp. Các thực phẩm chứa nhiều Beta carotene bạn có thể bổ sung khi tìm hiểu đau nhức xương khớp nên ăn gì như cải Brussels, rau cải xanh, rau cải mù tạt, khoai lang, mùi tây, quả mơ, cà chua, lá bạc hà, măng tây, cà rốt,...
Ăn gì tốt cho xương khớp? - Các loại nấm
Nấm không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho tim mạch mà còn ngăn ngừa chúng tê bại chân tay, thoái hóa và viêm khớp.
Thực phẩm giàu vitamin C và Bioflavonoids
Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, tổng hợp collagen và tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, vitamin C còn giúp tăng cường mật độ xương cột sống cổ và đùi.
Bioflavonoids là nhóm sắc tố thực vật có khả năng chống oxy hóa tương tự, trung hòa các gốc tự do gây hại tế bào.
Bạn có thể tìm thấy nguồn Vitamin C và Bioflavonoids dồi dào trong các loại thực phẩm như: Hành đỏ và trắng, trà xanh, cải xoăn, đu đủ, ổi, dứa, việt quất, nho đen, quả mơ, kiwi, mâm xôi, cà chua, tỏi tây, cam và bưởi, ớt chuông...
3. Đau nhức xương khớp không nên ăn gì?
Bên cạnh việc thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, đau nhức xương khớp nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe, thì những thực phẩm nên kiêng cũng không kém phần quan trọng.
Đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì - Thức ăn nhanh
Các loại thực phẩm ăn nhanh như xúc xích, pizza, bánh mì bơ, khoai tây chiên, gà rán… không tốt cho người bị nhức xương khớp. Vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol xấu có thể khiến cơ thể béo phì. Ngoài ra, các chất béo này còn làm viêm nặng, thúc đẩy các chất kết dính tiểu cầu làm gia tăng cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Thịt gia súc, phủ tạng động vật
Thịt gia súc như gà, vịt,..., phủ tạng động vật như bò, gan, tim, lòng,... Người mắc các bệnh về xương khớp nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa hàm lượng sắt, đạm và acid uric cao. Đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh gout, thoát vị đĩa đệm.
Thực phẩm giàu acid oxalic
Những loại thực phẩm có nhiều acid oxalic có thể kể đến như việt quất, củ cải trắng, quả mận, các loại đồ muối chua. Chúng có thể làm tăng tiết dịch của xương khớp, gây ra các cơn đau nhức. Vì vậy người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm này.
Các món ăn mặn
Ăn mặn cũng là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh đau nhức khớp nghiêm trọng hơn. Điều này là do tinh thể muối urat bị lắng đọng ở các khớp, có thể gây ra bệnh gout.
Các chất kích thích có hại
Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là những người đang bị bệnh viêm xương khớp, thoái hóa các khớp và cột sống. Chúng có thể phá hủy canxi trong xương, làm tiêu hao năng lượng cung cấp cho cơ thể. Hơn nữa, chúng còn hủy hoại bộ phận bên trong cơ thể gây ra những cái chết từ từ và đau đớn. Vì vậy người bệnh xương khớp cần kiêng tuyệt đối các loại chất kích thích này.