Hiện tượng đau bụng dưới tháng thứ 9 của thai kỳ luôn là điều mà mẹ bầu quan tâm, lo lắng. Theo đó, không ít bà bầu cho rằng đây là hiện tượng con đang muốn ra đời và rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Vì sao mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9?
Hầu hết, phụ nữ bị đau bụng dưới những tháng cuối của thai kỳ là do sự lớn lên của thai nhi hoặc có thể do sự căng cơ và căng dây chằng. Cụ thể, do cơ thể mẹ bầu đã đạt trọng lượng lớn nhất và kích cỡ của bụng bầu cũng đã đạt mức tối đa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tử cung đang ngày càng nặng và lớn hơn. Đồng thời, theo dây chằng của khung xương chậu đang phải làm việc hết sức để nâng đỡ tử cung.
Ngoài ra, sự phát triển của bé còn làm đè các dây thần kinh, cơ, cũng như những thớ thịt của trong bụng mẹ nên thường tạo cảm giác đau dụng dưới âm ỉ hoặc tức cơ gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Bên cạnh đó, các hormone thai kỳ sẽ làm cho sức khỏe của mẹ bầu bị giảm sút. Lúc này, mẹ bầu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cử động và di chuyển linh hoạt như trước. Theo đó, cảm giác đau nhức cũng dồn nhiều xuống phần bụng dưới của thai phụ.
Đặc biệt là khi chị em đứng lâu một chỗ hoặc vận động mạnh, hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột thì cảm giác đau bụng dưới lại càng rõ rệt. Cạnh đó, một số trường hợp khác như mẹ bầu bị cảm lạnh, cúm nên ho nhiều cũng gây ra tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối.
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm?
Theo đó, hiện tượng đau bụng dưới ở những tháng cuối là hiện tượng thường gặp. Khi đó, các cơn đau sẽ xuất hiện khi bạn ho mạnh, mang vác vật nặng, cử động mạnh và nhanh chóng biến mất khi bạn dừng mọi hoạt động và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu các cơn đau xuất hiện liên tục và mức độ tăng dần, đặc biệt là khi bụng bầu gò cứng hơn 10 lần mỗi ngày thì mẹ bầu cần cẩn trọng.
Theo đó, hiện tượng này có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như dọa sảy thai, bong nhau thai, nhiễm trùng đường tiết niệu,... Khi đó, mẹ bầu nên nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị hợp lý.
Lưu ý để không bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 9
Chọn tư thể nằm và ngồi hợp lý, khoa học cũng như nên hoạt động nhẹ nhàng.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh và các mạch máu được lưu thông.
Không quan hệ tình dục trong những tháng cuối của thai kỳ bởi nó rất dễ gây hiện tượng chuyển dạ sớm.
Khám thai định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ, ít nhất là 1 tuần/ 1 lần trong tháng cuối hoặc khi nghi ngờ có dấu hiệu bất thường.