Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời mà phụ nữ nào cũng mơ ước một lần trong đời. Việc tìm hiểu và nắm bắt những thay đổi trong cơ thể bà bầu sẽ giúp mẹ chuẩn bị tâm lí tốt và cảm thấy tự tin hơn cho chuyến vượt cạn sắp tới.
Tuần 28
Tam cá nguyệt thứ ba bắt đầu. Tốc độ tăng cân tăng và tỷ lệ mỡ trong cơ thể của em bé tăng lên từ 2 đến 3%.
Bà bầu cần tránh đứng quá lâu trong thời tiết nóng hoặc trong thời gian dài vì nó có thể gây chóng mặt và hạ huyết áp. Bụng của mẹ sẽ phát triển kích thước khá nhanh và điều này sẽ khiến cơ thể mẹ cảm thấy khó chịu: Chân bị chuột rút và đau nhức toàn thân.
Tuần 29
Đi tiểu nhiều hơn và ngủ trưa trong thời gian dài là hiện tượng dễ bắt gặp ở tuần 29 của thai kỳ. Việc cơ thể bà bầu sản xuất hormone prolactin khiến ngực tiết ra sữa non (gặp ở một số thai phụ). Tuyến thượng thận của em bé bắt đầu sản xuất estriol.
Tuần 30
Tử cung của mẹ phát triển nhanh về kích thước và đẩy lên phía cơ hoành khiến bà bầu cảm thấy khó thở. Tử cung tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên.
Tuần 31
10 cú đá mỗi giờ là con số trung bình biểu thị tốc độ tăng trưởng khỏe mạnh của thai nhi. Do đó, bà bầu nên theo dõi số lần bé đạp trong bụng mẹ. Nếu mẹ nhận thấy bé không hoạt động, rất có thể con yêu đang say ngủ, mẹ hãy uống một ly nước trái cây hoặc ăn một loại rau quả tươi.
Tuần 32
Năm giác quan của em bé phát triển đầy đủ. Thai nhi thực hiện các động tác hô hấp bên trong tử cung để chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời.
Tuần 33
Em bé đổi ngôi, quay đầu xuống dưới. Vị trí này giúp cung cấp nhiều máu hơn vào não của bé. Tuy nhiên bà bầu có thể gặp nhiều cơn co thắt hơn ở bụng.
Tuần 34
Bé thường ngủ rất nhiều trong tuần này, sự phát triển não bộ của bé đang diễn ra tích cực. Thậm chí, em bé trong bụng mẹ cũng có những giấc mơ riêng khi chúng ngủ.
Tuần 35
Kích thước thai nhi khoảng 16 inch (khoảng 40cm). Hệ thống thần kinh và miễn dịch của bé đang trong giai đoạn trưởng thành và mẹ bầu vẫn tiếp tục tăng cân.
Tuần 36
Chuyển động của bé sẽ chậm lại và bà bầu chỉ cảm thấy bé cử động khoảng 20 lần một ngày. Nếu mẹ quá lo lắng, mẹ có thể uống một ly nước cam và nằm nghiêng, điều này sẽ giúp bé thức dậy và cử động một lúc.
Tuần 37
Ruột của bé tạo ra phân su. Kích thước của thai nhi lúc này tăng lên khoảng 20 đến 21 inch (hơn 50cm) và trọng lượng em bé từ 2.5 – 3.2kg. Vú của mẹ bị rò rỉ sữa, mẹ thường cảm thấy bụng phồng lên khó chịu.
Tuần 38
Bé đã phát triển đầy đủ, tuy nhiên, các kết nối trong não vẫn đang được hình thành. Móng phát triển dài đến đầu ngón tay và ngón chân. Những cơn đau lưng và cổ thường xuyên hơn ở mẹ bầu.
Tuần 39
Bé của mẹ vẫn tiếp tục phát triển các liên kết thần kinh, độ dài của tóc và tăng cân. Lúc này mẹ nên bắt đầu chế độ nghỉ thai sản vì ngày chuyển dạ đang đến gần.
Tuần 40
Bé của mẹ đã hoàn toàn sẵn sàng để chào đời từ tuần này trở đi. Nếu mẹ bầu vẫn chưa chuyển dạ trong tuần này, các bác sĩ sẽ theo dõi thêm 2 tuần nữa. Hầu hết các bà bầu thường sinh con ở tuần 40.
Tuần 41
Đến thời điểm này, nếu mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ xem xét việc kích thích chuyển dạ chủ động.
Tuần 42
Một số trường hợp bà bầu không chuyển dạ dù đã bước sang tuần 42. Lúc này, các bác sĩ sẽ bắt buộc can thiệp chuyển dạ chủ động hoặc mổ bắt thai.
Sự thay đổi cơ thể bà bầu trong suốt 9 tháng 10 ngày là một quá trình kỳ diệu. Hiểu được sự phát triển từng ngày của bé là niềm vui và niềm hạnh phúc to lớn của mỗi ông bố, bà mẹ.
Nguồn: https://parenting.firstcry.com/articles/body-changes-during-pregnancy-week-by-week/