Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu khô miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô miệng ở bà bầu. Chị em nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả ngoài thói quen uống nhiều nước mỗi ngày.

Trong thai kỳ, bà bầu dễ gặp phải hiện tượng khô miệng và khát nước. Tình trạng này có thể gây khó chịu và làm gia tăng lượng chất lỏng tổng thể trong cơ thể mẹ bầu.

Khô miệng (hay Xerostomia) sinh ra do hiện tượng giảm lưu lượng nước bọt tiết ra. Nước bọt cần thiết để bôi trơn các mô miệng và bảo vệ niêm mạc. Việc giảm sản xuất nước bọt có thể làm cho việc nhai, nuốt và nếm trở nên khó khăn, gây ra các chứng sâu răng, nhiễm trùng răng miệng, hôi miệng.

Nguyên nhân gây khô miệng khi mang thai?

Theo MomJunction, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô miệng khi mang thai:

Mất nước: Lượng chất lỏng không đủ sẽ không tạo ra đủ nước bọt, làm cho miệng bà bầu bị khô.

Biến động nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm giảm lưu lượng nước bọt gây ra hiện tượng khô miệng.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu khô miệng khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Tăng thể tích máu: Tăng thể tích máu khiến bà bầu đi tiểu thường xuyên, dẫn đến mất chất lỏng từ cơ thể. Lượng nước trong cơ thể không đủ có thể làm giảm sản xuất nước bọt.

Nôn mửa: Tình trạng nôn mửa do ốm nghén tạo ra một môi trường axit bên trong miệng và gây mất chất lỏng từ cơ thể. Nếu nước bọt không đủ để tuôn ra các chất lỏng có tính axit, miệng bà bầu sẽ bị khô.

Lối sống: Bà bầu uống rượu và đồ uống có chứa caffeine, sử dụng các sản phẩm thuốc lá, ăn thức ăn mặn hoặc cay và thở bằng miệng cũng có thể dẫn đến khô miệng.

Thuốc: Bà bầu sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao khi mang thai cũng có thể dẫn đến khô miệng.

Các triệu chứng của khô miệng khi mang thai?

Dưới đây là các triệu chứng liên quan đến khô miệng:

Bà bầu gặp phải tình trạng khô miệng khi có các triệu chứng: Lưỡi trắng và khô, loét miệng, viêm họng, cảm giác dính trong miệng, hôi miệng, môi nứt nẻ, cổ họng khô, khát, giảm khả năng nhận biết mùi vị, xuất hiện cảm giác nóng rát.

Nhiều triệu chứng của tình trạng khô miệng bà bầu không thể bỏ qua - Ảnh minh họa: Internet

Tình trạng khô miệng trong thai kỳ có thể là dấu hiệu một số bệnh lý bà bầu cần chú ý như:

Thiếu máu: Khô miệng nghiêm trọng với cảm giác nóng rát có thể là dấu hiệu của chứng bệnh thiếu máu.

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Mức glucose cao bất thường trong thai kỳ có thể dẫn đến khô miệng.

Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào vừa nêu, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành kiếm tra và có giải pháp khắc phục thích hợp.

Những cách khắc phục chứng khô miệng khi mang thai

Bà bầu bị khô miệng có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây để cải thiện tình trạng này:

Uống nhiều nước để đảm bảo nhu cầu chất lỏng cho cơ thể. Ăn đá bào cũng giúp làm ẩm lưỡi bà bầu, hạn chế khô miệng.

Nên chú ý ngủ khép miệng. Thở bằng miệng có thể khiến vùng cổ họng khô, đặc biệt về đêm. 

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm tình trạng khô miệng.

Bà bầu cũng có thể nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích khoang miệng tiết ra nước bọt.

Bà bầu đừng quên uống đủ lượng nước hàng này để giảm tình trạng khô miệng khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Tránh hút thuốc và tiêu thụ rượu. Đây là hai nguyên nhân trực tiếp có thể khiến bà bầu khô miệng. Ngoài ra, cà phê, trà và đồ uống có ga có thể làm bà bầu thương xuyên khô miệng do khát nước. 

Duy trì vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng hàng ngày. 

Giảm thức ăn mặn, ít ăn đường.

Có thể thấy, cơ thể bà bầu thay đổi rất lớn khi mang thai. Bạn hãy biết cách chăm sóc bản thân trong giai đoạn này, kể cả việc làm giảm chứng khô miệng trong thai kỳ. 

Tuệ Lâm (Theo MomJunction)

Tin liên quan

"Yêu" an toàn khi vừa có con nhỏ như thế nào?

Tôi đang có con nhỏ gần 6 tháng và chắc vài năm nữa mới có thêm con nhưng sợ...

Vòng kinh thất thường có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?

Cháu có kinh từ năm 13 tuổi, nhưng đến nay đã 18 tuổi, vòng kinh vẫn thất thường, chưa đều....

Tại sao khó làm ra thuốc tránh thai cho nam giới

Đàn ông sản xuất tinh trùng hàng ngày và chưa nhận thức đúng vai trò của mình khiến công cuộc...

Bà 61 tuổi sinh cháu cho con trai đồng tính nhờ mang thai hộ

Theo Independent, một phụ nữ 61 tuổi ở bang Nebraska, Mỹ vừa hạ sinh cháu nội cho con trai mình...

Người phụ nữ bị vô sinh suốt 8 năm, đi khám thấy “vùng kín” giăng kín như mạng nhện

Nữ bệnh nhân đã bị vô sinh suốt 8 năm và đi khám để xác định nguyên nhân, kết quả...

Thai phụ bị hen phế quản ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Tôi 28 tuổi bị hen phế quản, hiện tại tôi đang mang thai ở tháng thứ 3.

Bà bầu cần chuẩn bị những gì trước và trong thời kỳ mang thai?

Những bậc cha mẹ có nền tảng thể lực tốt sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Để làm...

Tin mới nhất

Một tháng nay mẹ chồng đều lén lút đi ra ngoài mỗi đêm, tôi tò mò theo dõi thì kinh...

1 ngày 12 giờ trước

Làm “chuyện ấy” có thể gây tử vong? Bác sĩ nhắc nhở đặc biệt đối với 6 kiểu người này

2 ngày 15 giờ trước

Trao thân cho người không xứng đáng, tôi bị tình già bỏ rơi không thương tiếc

16/05/2024 22:32

Sau lần đầu ra mắt nhà bạn trai, tôi rơi vào tình trạng chới với vì những lần nhờ vả...

16/05/2024 22:31

Vợ mới đẻ chồng đã 'tòm tem' không về nhà, phút mốt tôi khiến anh mất tất cả

16/05/2024 22:31

'Tiểu tam' vác bụng bầu đến nhà chồng ăn vạ, tôi cho cô ta xem 1 thứ đã sợ hãi...

16/05/2024 22:30

Rước nhân tình về rồi đuổi vợ 'không biết đẻ' ra khỏi nhà, gã chồng bội bạc nhận cái kết...

16/05/2024 22:29

Vì sao đàn ông luôn say mê phụ nữ đã có chồng: 9 lý do ai nghe cũng phải gật...

16/05/2024 21:36

3 cách hàn gắn hôn nhân đổ vỡ giúp tình cảm vợ chồng bền vững, tốt đẹp hơn xưa

16/05/2024 21:35

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình