Phụ Nữ Sức Khỏe

Có nên uống vitamin và chất bổ sung hậu Covid-19?

Việc lạm dụng các loại vitamin và chất bổ sung trong giai đoạn điều trị và hồi phục Covid-19 có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi cho cơ thể người bệnh.

Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ chức năng miễn dịch (vitamin C, D, kẽm và selen) đã được chứng minh là làm tăng tính nhạy cảm với virus gây bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả Covid-19.

Theo The Conversation, trên thế giới, nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định xem liệu việc bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin thông thường có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng SARS-CoV-2, hạn chế tổn thương cơ quan hay nguy cơ hậu Covid-19 hay không.

Ít bằng chứng có lợi

Mặc dù có rất nhiều loại thuốc bổ sung được bán trên thị trường, hầu hết thử nghiệm lâm sàng cho đến nay đều nghiên cứu tác động của vitamin D, vitamin C hoặc kẽm trong việc giảm nguy cơ mắc Covid-19, cải thiện tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong.

Tuy nhiên, ngay cả với liều điều trị cao, kết quả nói chung là đáng thất vọng. Vitamin D, kẽm và một số chế phẩm sinh học có thể có lợi để ngăn ngừa nhiễm trùng do virus. Vitamin D, C, A, kẽm, canxi và một số chế phẩm sinh học có thể hữu ích, hỗ trợ khi điều trị Covid-19.

Trong khi đó, các chất bổ sung khác được nghiên cứu, bao gồm đồng, magiê, selen và echinacea, không có lợi hoặc không thiếu dữ liệu nghiên cứu. Tuy nhiên, các chất bổ sung có thể mang lại một phần lợi ích khi người bệnh bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc có chế độ ăn uống nghèo nàn, kém đa dạng.

Có khả năng gây hại

Nghiên cứu COVID A-Z, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tại các bệnh viện ở Ohio và Florida (Mỹ), được thiết kế để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng nồng độ kẽm, vitamin C liều cao và sự kết hợp của cả hai chất với khả năng rút ngắn thời gian của các triệu chứng liên quan đến Covid-19 so với liệu pháp chăm sóc thông thường. Nghiên cứu được phê duyệt bởi hội đồng đánh giá của tổ chức Cleveland Clinic.

Các nhà nghiên cứu theo dõi 520 bệnh nhân nhưng Ủy ban giám sát an toàn khuyến cáo nên dừng nghiên cứu sớm do khả năng phát hiện sự khác biệt đáng kể về kết quả giữa các nhóm là thấp.

Bên cạnh đó, nhóm sử dụng chất bổ sung cũng gặp nhiều tác dụng phụ (buồn nôn, tiêu chảy và co thắt dạ dày) hơn so với những người được chăm sóc thông thường.

Nhiều nghiên cứu trước đó cũng phát hiện sử dụng liều cao hoặc thường xuyên các chất bổ sung hỗ trợ điều trị Covid-19 cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn, vitamin D gây đau cơ và mất khối lượng xương; vitamin A làm tăng các xét nghiệm chức năng gan và mờ mắt.

Trong khi đó, vitamin E tăng nguy cơ chảy máu; chiết xuất từ ​​thực vật, magiê gây ra các vấn đề tiêu hóa; selen dẫn đến rụng tóc và móng tay giòn.

Theo Phương Mai/ Zing News

Tin liên quan

13 thứ trong nhà đã hết hạn nhưng nhiều người vẫn vô tư dùng

Chúng ta thường chú ý hạn sử dụng của thực phẩm nhưng lại bỏ qua hạn của các vật dụng...

Vì sao nhà có mùi hôi, xử lý thế nào?

Mùi hôi trong nhà có thể xuất phát từ quần áo bẩn, thức ăn thừa, mùi dầu mỡ. Tuy nhiên,...

7 mùi hương cho những không gian khác nhau trong nhà

Mùi hương là công cụ rất mạnh giúp kích hoạt ký ức và cảm xúc, đồng thời có khả năng...

6 sai lầm cần tránh khi ăn tôm, nhiều người vẫn hiểu sai mà không biết

Những lợi ích của tôm đối với sức khỏe là không thể chối cãi. Tuy nhiên, còn rất nhiều người...

Số người bị sốt xuất huyết ở Đông Nam Á đang tăng lên, chuyên gia khuyên bạn "nên mặc áo...

Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng chủ yếu ở các nước Đông...

Trẻ em gái mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao bị hội chứng buồng trứng đa nang

Nghiên cứu mới, được công bố ngày 15/2 trên tạp chí JAMA Network Open, cho thấy khoảng 1/5 bé gái...

Phụ nữ có 3 to, 2 mừng 1 lo: Đó là gì?

Không phải cứ to là tốt, phụ nữ nếu phát hiện chỗ này to cần đi khám ngay kẻo muộn....

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình