Vì tâm lý sợ làm con đau mà nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh hay không. Ráy tai là một phần chất cặn bã của cơ thể tiết ra và kết hợp với bụi bẩn bên ngoài tạo thành. Đã là chất thải thì nó cần được loại bỏ. Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm, nếu ráy tai có nhiều thì sẽ khiến trẻ khó chịu, khóc lóc. Bởi vậy, cha mẹ cần tìm cách lấy ráy tai cho trẻ một cách an toàn nhất. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn để thực hiện công việc này.
Lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh được không?
Ráy tai được hình thành từ những chất trong ống tai tiết ra. Nó tồn tại ở nhiều dạng khác nhau bao gồm ráy tai ướt, ráy tai khô và ráy tai cứng. Ráy tai đóng vai trò quan trọng giúp đôi tai khỏe mạnh, bảo vệ ống tai khỏi những tổn thương, bụi bẩn và phòng chống nhiễm trùng.
Tuy nhiên, nếu như ráy tai quá nhiều mà không được loại bỏ sẽ gây tắc ống tai. Để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm gây hại sinh sôi và có thể dẫn đến nhiễm trùng tai.
Dù là trẻ sơ sinh thì khi ráy tai hình thành cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Làm như vậy để loại bỏ khả năng ráy tai tích tụ nhiều tạo thành nút ráy tai, nó sẽ gây khó khăn khi trẻ phát âm, khó nghe những âm trầm. Chính lẽ đó mà cha mẹ cần tìm cách để lấy ráy tai cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ra ngoài nhanh chóng và an toàn nhất.
Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh
Nếu không cẩn thận trong quá trình lấy ráy tai cho bé, chúng ta rất dễ gây tổn thương vùng tai, thậm chí là đụng đến màng nhĩ gây giảm khả năng thính giác, nặng hơn đó là điếc tai. Bởi vậy, lời khuyên đó là cha mẹ không nên tự lấy ráy tai cho con tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để loại bỏ ráy tai an toàn.
Còn nếu trường hợp bạn muốn tự lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh thì cần bổ sung những kiến thức cơ bản để không gây tổn thương cho bé.
Để thực hiện, cha mẹ hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ vào tai bé nhiều lần trong ngày. Làm như vậy để ráy tai thấm nhiều và mềm hơn. Sau đó, dùng bông tăm cho vào tai và lấy ráy ra. Không luồn quá sâu và mạnh tay để tránh gây tổn thương, nhiễm trùng.
Ngoài cách này thì cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp khác như dùng dung dịch rửa tai, dầu oliu, dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ ráy tai cho bé hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ sơ sinh nhiều ráy tai thì mẹ đừng cố ý lấy bằng được nó ra mà hãy đến thăm khám bác sĩ để có lời khuyên hữu ích nhất.
Nếu ráy tai của trẻ sơ sinh ướt thì bạn chỉ cần dùng bông tăm nhẹ nhàng lấy nó ra ngoài. Đặc biệt chú ý nếu ráy tai trẻ sơ sinh có mùi hôi thì nguy cơ bị nhiễm trùng tai hay sưng mủ là khá cao. Do đó, cha mẹ cần đưa con đi khám để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã biết có nên tự lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không và cách nào lấy ráy tai an toàn và hiệu quả nhất. Cha mẹ hãy lưu lại cũng như ghi nhớ để có cách chăm sóc và vệ sinh thân thể cho con yêu tốt hơn.