Phụ Nữ Sức Khỏe

Có kinh nguyệt hai lần một tháng, nguyên nhân tiết lộ có thể bình thường hoặc là bệnh lý nguy hiểm của cơ thể

Kinh nguyệt mang đến cho chị em những triệu chứng đặc biệt khó chịu: chảy máu, đau bụng, đầy hơi, chuột rút… Vậy sẽ thế nào nếu rắc rối đó nhân đôi với chu kỳ kinh nguyệt hai lần một tháng? Chắc chắn là không ai muốn điều đó cả.

Thực tế, kinh nguyệt xảy ra khi có tình trạng bong niêm mạc tử cung. Theo bác sĩ Angela Marshall, bác sĩ nội khoa, Giám đốc điều hành của Tổ chức Phụ Nữ Toàn diện cho biết: “Bất cứ những thay đổi nào của kỳ kinh như nặng hơn, kéo dài hơn, xuất hiện máu vón cục lớn hay gây đau nhiều hơn… đều là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn”.

Chính vì vậy nếu bất cứ khi nào gặp phải các triệu chứng liên quan đến tần suất kinh nguyệt, thời gian hành kinh, đau đớn, cáu kỉnh hay tâm trạng… bạn không nên chỉ im lặng và chịu đựng nó. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.

Dưới đây là một số lý do mà chuyên gia lý giải tại sao bạn có kinh nguyệt hai lần một tháng và khi nào nên đi khám.

1. Bạn có chu kỳ kinh nguyệt ngắn

Thật vậy, bạn có thể có kinh hai lần trong một tháng nếu có chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Một chu kỳ bình thường sẽ kéo dài khoảng từ 21 - 35 ngày. Và đối với một số người, việc có kinh nguyệt hai lần trong tháng là hoàn toàn điển hình. Nói cách khác, nếu bạn có chu kỳ ngắn hơn, bạn có thể chảy máu hai lần trong khoảng thời gian 30 ngày.

2. Tiền mãn kinh

Kinh nguyệt hai lần một tháng có thể là những dấu hiệu phụ của tình trạng tiền mãn kinh. Thời điểm tiền mãn kinh ở phụ nữ đánh dấu sự kết thúc những năm sinh sản của cơ thể.

Trong thời kỳ này, buồng trứng bắt đầu suy giảm sản xuất estrogen, chúng sẽ ngừng quá trình rụng trứng. Tuy nhiên, khi quá trình rụng trứng trở nên thất thường hơn, kinh nguyệt của bạn có thể trở nên không đều. Theo Tiến sĩ Marshall: “Khi lượng hormone giảm xuống, nó sẽ làm gián đoạn toàn bộ quá trình này”. Và điều này khiến tử cung của bạn trở nên bất thường hơn về thời điểm rụng lớp niêm mạc tử cung. Đôi khi, kết quả là thời gian hành kinh thường xuyên hơn.

Một số dấu hiệu khác của tiền mãn kinh như:

- Nóng bừng và khó ngủ.

- Thay đổi tâm trạng.

- Các vấn đề về âm đạo và bàng quang.

- Giảm khả năng sinh sản.

- Thay đổi chức năng tình dục.

- Loãng xương.

- Thay đổi mức cholesterol.

3. U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển trong và trên tử cung của bạn. Bệnh lý đôi khi có thể gây chảy máu.

Theo số liệu thống kê về bệnh lý u xơ cho thấy, những khối u này có thể thay đổi về kích thước từ 1mm đến 20cm (lớn bằng quả dưa hấu) và rất phổ biến. Có từ 40 đến 80% những người được chỉ định là phụ nữ khi sinh (AFAB) có u xơ tử cung.

Mặc dù hầu hết các khối u xơ không gây ra triệu chứng nhưng sự phát triển lớn dần của nó có thể gây tình chảy máu âm đạo. Tiến sĩ Marshall nói: “Đôi khi lượng máu có thể rất nặng và xảy ra theo kỳ kinh nguyệt hoặc ngoài kỳ kinh nguyệt. Nói cách khác, lượng máu kinh ra nhiều có thể khiến bạn có kinh hai lần một tháng”.

Một số triệu chứng khác của bệnh lý u xơ tử cung như:

- Cảm giác đầy bụng dưới, trướng bụng.

- Đi tiểu thường xuyên hoặc không thể đi tiểu (bí đái).

- Đau khi quan hệ tình dục.

- Đau lưng dưới.

- Táo bón.

- Tiết dịch âm đạo mãn tính.

- Trướng bụng.

Hãy liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn và điều trị u xơ tử cung. Bác sĩ có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc ngừa thai hay các liệu pháp nội tiết tố khác.

4. Vấn đề tuyến giáp

Tuyến giáp của bạn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu hai lần một tháng. Nguyên nhân là bởi tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh. Nếu nó sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp, kinh nguyệt của bạn có thể trở nên nhẹ, nhiều hoặc bất thường hơn.

Nói một cách khác, các vấn đề tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề với sự bất thường nội tiết tố, gây rụng trứng và bong tróc niêm mạc tử cung.

5. Lạc nội mạc tử cung

Tiến sĩ Marshall cho biết, có kinh nguyệt hai lần một tháng có thể là triệu chứng bệnh lạc nội mạc tử cung - một tình trạng mà mô niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể (không phải bên trong tử cung). Tiến sĩ giải thích: “Bệnh lý này đôi khi có thể gây gián đoạn chu kỳ, đau hoặc chảy máu nhiều”.

Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến 10% số người AFAB trong độ tuổi từ 25 đến 40. Ngoài lưu lượng kinh nguyệt bất thường, bệnh lý còn gây ra những triệu chứng khác như:

- Đau khi giao hợp hoặc đặt tampon.

- Đau bụng kinh nhiều ở bụng hoặc vùng lưng dưới.

- Vùng kín khô.

- Đi tiểu đau khi có kinh.

- Đi tiểu đau trong thời kỳ kinh nguyệt.

- Các vấn đề về đường tiêu hoá khác, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón và/hoặc buồn nôn.

6. Bạn quên dùng thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai hàng ngày là một biện pháp ngăn ngừa mang thai hiệu quả, tuy nhiên nó có thể làm rối loạn kinh nguyệt hàng tháng của bạn. Việc sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc nhưng không đều (quên dùng thuốc, bỏ thuốc) có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt thường xuyên hơn hoặc chảy máu giữa các kỳ kinh. Nguyên nhân là bởi nó có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố kiểm soát rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.

7. Tăng cân

Những thay đổi về lượng mỡ (tăng cân) gây ra sự gián đoạn trong các hormone sinh sản, phần lớn là chất béo. Vì vậy, sự gia tăng chất béo có thể làm đảo lộn sự cân bằng nội tiết tố của bạn, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

8. Căng thẳng

Các hormone liên quan đến căng thẳng có thể phá vỡ các hormone sinh sản. Cortisol chính là một trong những hormone chính làm thay đổi sự cân bằng hormone cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt và lưu lượng máu bình thường.

9. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng đặc trưng bởi sự mất cân bằng của các hormone sinh sản. Một số người bị PCOS có thể có nhiều kỳ kinh trong một tháng do sự mất cân bằng nội tiết tố cản trở quá trình rụng trứng.

Một số triệu chứng khác có thể có của hội chứng buồng trứng đa nang như:

- Mọc lông mặt.

- Mụn ở mặt, ngưng và lưng.

- Mỏng tóc hoặc rụng tóc nhiều.

- Tăng cân hoặc khó giảm cân.

- Sạm da, đặc biệt là da dọc theo nếp nhăn cổ, bẹn hay bên dưới vú.

10. Rối loạn chảy máu

Cuối cùng, một trong những nguyên nhân gây tình trạng có kinh nguyệt hai lần một tháng là tình trạng rối loạn chảy máu - một tình trạng nghiêm trọng tương đương với bệnh máu khó đông.

Rối loạn chảy máu là một tập hợp các tình trạng được xác định bởi các vấn đề trong quá trình đông máu của cơ thể. Nó có thể gây ra tình trạng chảy máu kinh nguyệt bất thường hoặc nhiều hơn. Những người rối loạn chảy máu cũng có thể dễ bầm tím và chảy máu cam thường xuyên.

Các dấu hiệu khác của rối loạn chảy máu:

- Chảy máu vào khớp hoặc cơ.

- Chảy máu quá nhiều do các thủ thuật phẫu thuật.

- Rốn chảy máu sau khi sinh.

Kì kinh hai lần một tháng có phải điều đáng lo ngại?

Trong một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn một lần trong tháng có thể tạo ra các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến mất máu quá nhiều. Tình trạng mất máu có thể gây ra hiệu ứng domino có hại cho cơ thể.

Nếu một người chảy máu quá nhiều có thể dẫn đến thiếu máu. Nếu bạn nghi ngờ mình thiếu máu do kinh nguyệt: da xanh xao, suy nhược, mệt mỏi… bạn nên nói chuyện với các bác sĩ, người có thể thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá và chẩn đoán đúng tình trạng bệnh cho bạn.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn cần phải truyền máu để đảm bảo đủ máu cho cơ thể. Ngoài ra, nếu thiếu máu nhẹ nên bổ sung thêm sắt, vitamin…

Hãy nhớ rằng, sự khác thường trong chảy máu chu kỳ kinh nguyệt dù là mãn tính hay bất thường đều rất có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, hãy luôn chủ động quan tâm đến sức khoẻ và các vấn đề liên quan đến kỳ kinh nguyệt của mình.

Theo Hương Trà/phapluat.suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Đang có kinh nguyệt là thời điểm tốt nhất để giải độc, nếu làm tốt 4 điều thì tử cung...

Phái nữ nên làm gì trong những ngày "bà dì" ghé thăm để bảo vệ tử cung của mình tốt...

6 đặc điểm thường gặp ở những cô nàng có nội tiết tố cân bằng, có trên 4 điều thôi...

Các hormone trong cơ thể nữ giới nếu tiết ra đủ sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe sinh...

Tác dụng thần kỳ của nước ép lựu: Bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, ngăn ngừa và thậm chí...

Nước ép lựu đậm đà và thơm ngon từ lâu đã nổi tiếng là một loại thức uống mang lại...

Sau tuổi 50, người bị tiểu đường thường xuyên ăn sáng kiểu này chắc chắn sẽ gặp biến chứng cực...

Càng về già, bệnh nhân tiểu đường càng cần chỉn chu ăn uống để kiểm soát đường huyết. Nếu không,...

6 cách làm sạch 2 lá phổi ai cũng nên biết để sống khỏe hơn giữa mùa bệnh, ô nhiễm

Nhiều người quan tâm tới việc làm gì, ăn ra sao để tốt cho tim, gan, thận... nhưng ít ai...

10 lời khuyên 9 điều cải thiện làn da mụn bạn nên biết.

Bạn đang có một làn da mụn và cần lời khuyên để chăm sóc nó? Xem 10 lời khuyên...

Phụ nữ sau 25 tuổi cần chú ý gì khi dưỡng da?

Khi bước sang tuổi 25, da của bạn sẽ không còn khỏe mạnh và nhanh phục hồi như trước. Vì...

Tin mới nhất

Bị động thai phải nghỉ ở nhà, tôi chực khóc khi thấy dòng tin nhắn chồng gửi cho mẹ

25 phút trước

Nghỉ lễ tôi đặt taxi đón mình và nhân tình về quê thì ngỡ ngàng thấy vợ lái xe đi...

25 phút trước

Lên thành phố trông cháu, mẹ chồng bỗng dưng phát hiện mang bầu tự nhiên sau nhiều năm vô sinh

25 phút trước

Mua nhà tặng bồ nhí sắp đẻ, ngày con ra đời tôi sửng sốt thấy đứa trẻ giống hệt gã...

1 giờ trước

Vài năm sau ly hôn đột nhiên chồng cũ tìm về đòi sinh con và bảo: "Để anh sửa nhà...

1 giờ trước

Bị mẹ chồng mắng té tát vì nhờ chồng bê mâm bát, dâu bầu sắp sinh nói đúng 12 từ...

1 giờ trước

Ôm bụng bầu đến ra mắt, bố chồng tương lai nói đúng 5 từ làm tôi muốn huỷ hôn

2 giờ trước

Sinh xong được mẹ chồng thưởng nóng 7 tỷ, tôi không nhận mà ôm con bỏ đi luôn

2 giờ trước

Vừa đẻ xong phát hiện chồng ngoại tình với người yêu cũ, tôi chết sững khi biết bí mật của...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình