Những triệu chứng của bệnh loãng xương
Loãng xương là chứng bệnh do nhiều nhân tố gây ra khiến cho chất lượng xương bị giảm xuống, các kết cấu nhỏ trong xương bị phá vỡ nên làm tăng tính “giòn” của xương, hậu quả là xương rất dễ bị tổn thương, nứt gãy.
Thông thường, trong quan niệm của nhiều người thì loãng xương chỉ là một hiện tượng về sức khỏe, một khái niệm nhưng về mặt y học, chỉ có những người thật sự xuất hiện những biểu hiện lâm sàng cụ thể như đau nhức hay xương dễ gãy mới được xem là loãng xương đúng nghĩa.
Bác sĩ Trịnh Vĩ Minh cho biết: Triệu chứng của loãng xương rất đa dạng nhưng chủ yếu có thể chia thành những biểu hiện phổ biến như đau nhức, đặc biệt là đau vùng lưng và hông. Chiều cao có cảm giác bị rút ngắn lại và còn dễ bị gù lưng, thậm chí là gãy xương. Đây cũng là lý do vì sao người già thường trở nên “lùn” hơn theo độ tăng của tuổi tác.
Ngoài ra, người bị loãng xương cũng dễ có hiện tượng hô hấp khó khăn do xương ở lưng, ức bị áp lực co rút lại, cột sống lưng có khuynh hướng lồi ra phía ngoài, phần ngực trước bị lệch v.v… nên dẫn đến chức năng phổi bị giảm.
Những đối tượng nào dễ bị loãng xương?
Bác sĩ Trịnh cho biết trên trang Familydoctor: Những người dễ bị loãng xương có rất nhiều trường hợp. Đầu tiên phải kể đến phụ nữ sau khi mãn kinh. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân do lão hóa tự nhiên và do bệnh tật khiến họ trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung, dẫn đến mãn kinh sớm.
Tiếp đến, nam giới từ 60 tuổi trở lên cũng có nguy cơ cao bị loãng xương. Người thường xuyên hút thuốc, uống rượu hoặc ăn uống nhiều đường trong suốt thời gian dài cũng dễ mắc bệnh loãng xương.
Ngoài ra, nhóm người có bệnh viêm khớp, thấp khớp, viêm cột sống, tiểu đường, cường giáp v.v… và cả yếu tố di truyền trong gia đình cũng có khả năng bị loãng xương cao hơn những người khác.
Không chỉ người trung niên và cao tuổi mới dễ bị loãng xương, với cuộc sống hiện đại như ngày nay, một bộ phận không ít những người trẻ cũng ngày càng có nhiều nguy cơ bị chứng bệnh này.
Về vấn đề làm sao để sớm phát hiện loãng xương, bác sĩ Trịnh khuyến cáo: Trừ bình thường quan sát những triệu chứng giai đoạn đầu thì trực tiếp đến bệnh viện kiểm tra là cách hiệu quả, đáng tin cậy nhất.
Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh, người già, người thường xuyên dùng thuốc chứa hóc môn thì càng nên có thói quen đi kiểm tra mật độ xương định kỳ. Điều này giúp các bác sĩ chuyên môn sớm xác định bạn có bị loãng xương hay không, hoặc có thể kịp thời cải thiện chất lượng xương ngay khi vừa có triệu chứng ban đầu.
Những tình huống đặc biệt cần chú ý vì cũng có thể dẫn đến loãng xương
Ngoài những nhóm đối tượng nêu trên thì một số trường hợp sau đây cũng cần thận trọng để tránh gây ra chứng loãng xương mà đôi khi bạn không ngờ tới. Đầu tiên là việc gim cân. Bác sĩ Trịnh giải thích: Thông thường mà nói, giảm cân khoa học sẽ không gây loãng xương. Nhưng nhiều chị em thích làm đẹp quá mức, kiêng ăn vô tội vạ dẫn đến thiếu hụt canxi, thiếu dinh dưỡng mà kéo theo loãng xương.
Ngoài ra, bác sĩ cũng nhấn mạnh: Đối với người nghiện cà phê và nước ngọt có ga cũng dễ bị loãng xương hơn. Do bản thân cà phê có tác dụng lợi tiểu làm cho một lượng canxi bị thất thoát, ức chế khả năng hấp thu canxi của đường ruột. Trong khi đó nước ngọt có ga nếu uống nhiều sẽ dung nạp quá nhiều đường, làm phá vỡ sự sinh trưởng bình thưởng của tế bào xương.
Nguồn: http://yangsheng.familydoctor.com.cn/a/201811/2523953.html