Cây nha đam
Theo các nghiên cứu của khoa học hiện đại, nha đam là dược liệu có khả năng chống viêm rất mạnh, có tính diệt khuẩn cao nên nha đam thường được dùng để làm các loại thuốc chữa dị ứng, eczema, bỏng, làm dịu vết cắn côn trùng, viêm đại tràng,..
Cách làm: Lấy 5 lá nha đam tươi bóc vỏ ngoài, xay nhỏ cùng 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30ml. Kiên trì sử dụng cách này trong một thời gian dài để các vết loét trong đại tràng được lành hẳn.
Củ riềng
Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, tính ấm. Có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ, nên việc đưa vào trị bệnh viêm đại tràng là việc không thể thiếu.
Cách làm:
- Riềng tươi rửa sạch thái lát 20g, lá lốt 20g. Cho hai thứ vào ấm, hãm nước sôi. Sau 20 phút rót nước thuốc uống dần.
- Riềng tươi 20g, búp ổi 20g, vỏ quả chuối xanh 30g. Cho các vị vào ấm đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút, chắt ra uống dần. Công dụng: ôn ấm tỳ vị, cầm tiêu chảy.
- Riềng tươi 20g, lá nhót 20g, lá mã đề 20g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
- Riềng tươi 20g, bạch truật 16g, lệ chi 20g, quế tốt 8g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
Củ nghệ vàng
Nghiên cứu thành phần của nghệ cho thấy vị thảo dược này rất dồi dào curcumin. Chất này được cho là có khả năng ngăn ngừa ung thư, kháng viêm, làm mau lành vết thương và chống lại sự hình thành của sẹo. Ngoài ra nghệ còn giúp giải độc cho cơ thể, tăng cường khả năng tiêu hóa và tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc đường ruột. Chính nhờ những tác dụng như trên mà nghệ được xem là thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng hay các căn bệnh ở đường tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng….
Cách làm: 3 thìa cà phê bột nghệ pha với khoảng 150ml nước sôi để nguội, khuấy đều lên uống. Ngày uống 3 lần sau khi ăn, sau khoảng 1 tháng là bệnh có bước tiến triển rõ rệt.