Đây là những thói quen tai hại, làm sản sinh vi khuẩn và gây bệnh cho cả gia đình. Các chuyên gia khuyến cáo nếu bạn tiếp tục duy trì các hành động trên, có thể gây hại sức khỏe, thậm chí mắc ung thư.
Thực tế, thành phần chính trong nước rửa bát là chất hoạt động bề mặt. Nó là một chất lưỡng tính, một phần ưa béo và một phần ưa nước. Chính vì thành phần đặc biệt này mà dầu có thể hòa tan trong nước khi lau rửa bộ đồ ăn với nước rửa bát.
Tuy nhiên, sau khi rửa, chất tẩy rửa cũng rất dễ đọng lại trên bề mặt bộ đồ ăn. Ngoài ra, những chất hoạt động bề mặt còn sót lại này không dễ loại bỏ. Để xác minh xem liệu những chất tồn dư này có gây nguy hại cho sức khỏe hay không, một số thí nghiệm trên động vật đã được thực hiện.
Mặc dù sử dụng bình thường sẽ không gây hại nhưng việc sử dụng chất tẩy rửa vẫn cần mỗi chúng ta phải chú ý, sức khỏe là sự tích lũy dần dần từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày
Ngâm bát đũa trong nước rửa bát
Trước hết, khi sử dụng nước rửa bát, không nên ngâm bộ đồ ăn, bát đũa trong nước lâu. Vì làm như vậy lượng chất tẩy rửa còn sót lại sẽ tăng lên! Vì vậy một phương pháp làm sạch đúng phải là nhanh chóng và hiệu quả (rửa nhanh nhưng sạch), không ngâm lâu.
Thớt bẩn, miếng rửa bát, vòi nước, bồn rửa đều có thể là những nơi tích tụ một lượng vi khuẩn rất lớn. Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ), trung bình một chiếc thớt bẩn có chứa lượng vi khuẩn lớn hơn 200 lần so với bồn cầu trong nhà vệ sinh.
Không những thế, vòi nước tại bồn rửa bát do tiếp xúc nhiều với tay người trong lúc nấu ăn cũng là nơi tập trung một lượng vi khuẩn lớn hơn bồn cầu 44 lần.
Nếu ngâm bát đũa từ 1 đến 4 giờ sau khi ăn, vi khuẩn sẽ bám vào và sinh sôi chóng mặt. Cứ sau 20 phút, vi khuẩn lại phân tách thành 8 lần. Sau 10 giờ, số lượng vi khuẩn ở bát đĩa có thể chạm ngưỡng 1 tỷ con, trực tiếp gây bệnh cho chúng ta trong những bữa ăn tiếp theo.
Các chuyên gia cho biết, hệ tiêu hóa sẽ phải chịu các tổn thương nghiêm trọng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, gây ra các bệnh tiêu hóa, thậm chí là ung thư.
Không thường xuyên thay miếng rửa bát
Tương tự như bồn rửa, miếng rửa bát có thể là một ổ vi khuẩn nếu thường xuyên ngấm nước mà không được thay thế thường xuyên. Nghiên cứu đã chỉ ra, mỗi cm2 khăn hoặc miếng rửa bát cũng có thể chứa tới 45 tỷ vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và rất nhiều chủng vi khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe khác.
Như vậy, nếu không giữ sạch miếng rửa bát, vô tình bạn đang giúp vi khuẩn bám vào bát đĩa ngay khi cố làm sạch chúng. Bạn cần giặt miếng rửa bát một lần mỗi tuần và thay mới chúng thường xuyên để tránh vi khuẩn sinh sôi trong gian bếp.
Không pha loãng nước rửa bát
Thứ hai, đối với chất tẩy rửa sử dụng hàng ngày, bạn nên pha loãng sau đó đổ vào bộ đồ ăn để làm sạch, cố gắng không bóp trực tiếp chất tẩy rửa lên bộ đồ ăn.
Thứ tự làm sạch tốt nhất là theo thứ tự rửa sạch. Điều đó có nghĩa là, đầu tiên bạn hãy rửa sạch bằng nước, sau đó rửa lại bằng chất tẩy rửa và cuối cùng là xả lại với nước để hoàn thành. Làm như vậy cũng là một trong những cách loại bỏ cặn bẩn hiệu quả nhất.
Không lau khô bát đũa trước khi cất đi
Cuối cùng, sau khi rửa hết đồ dùng, nhiều người cho đồ dùng trực tiếp vào tủ. Cần lưu ý nếu tủ ở nơi kín gió, khó thông gió thì bạn nên lau khô bộ đồ ăn trước khi cho vào.
Vì tiếp xúc lâu ngày với môi trường ẩm ướt sẽ khiến bát đũa dễ bị nấm mốc, sinh ra độc tố aflatoxin, không chỉ dễ khiến gan bị tổn thương không thể hồi phục mà còn có nhiều nguy cơ gây ra ung thư, đặc biệt là ung thư gan