Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) đã xác nhận hơn 100 trường hợp mắc bệnh viêm gan ở trẻ em, và có đến 8 trẻ em đã được ghép gan kể từ đầu năm 2022.
Cố vấn y tế chính của UKHSA, Giáo sư Susan Hopkins chia sẻ với BBC: "Các ca cấy ghép ở nhóm tuổi này là cực kỳ hiếm, do đó chúng tôi thật sự lo ngại, vì thế chúng tôi muốn tìm hiểu lý do cũng như những giải pháp mà chúng tôi có thể thực hiện để hạn chế điều này".
Sự trẻ hoá của các bệnh nhân cho thấy đợt bùng phát này không hề liên quan đến việc tiêm phòng vắc-xin coronavirus theo bất kỳ cách nào. Bằng chứng là không có trẻ em nào trong số 74 trẻ được báo cáo mắc bệnh ban đầu nằm trong diện chưa được tiêm phòng.
UKHSA cho biết đợt bùng phát này có thể liên quan đến adenovirus, một loại virus phổ biến thường được tìm thấy là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như sốt và đau họng, cũng như nôn mửa và tiêu chảy.
Tiến sĩ Meera Chand, giám đốc lâm sàng các bệnh nhiễm trùng mới nổi tại UKHSA cho biết vào ngày 6 tháng 4: "Một trong những nguyên nhân mà chúng tôi đang điều tra có thể liên quan đến nhiễm adenovirus. Tuy nhiên, chúng tôi đang điều tra kỹ lưỡng các nguyên nhân tiềm ẩn khác."
Cơ quan y tế cũng đã cảnh báo rằng các bậc cha mẹ nên đề phòng các triệu chứng chính của bệnh.
Viêm gan siêu vi là gì?
Viêm gan siêu vi là tình trạng gan bị viêm, thường là do nhiễm phải một số loại virus hoặc do uống rượu.
Hầu hết các loại viêm gan đều có thể được chữa trị tốt và không gây ra bất kỳ vấn đề lâu dài nghiêm trọng nào, nhưng một số loại có thể tồn tại và gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, và trong một số trường hợp sẽ dẫn đến ung thư gan.
Tiến sĩ Chand cho biết: "Chúng tôi đang làm việc nhanh chóng với NHS và các đồng nghiệp y tế công cộng ở Scotland, Wales và Bắc Ireland để điều tra một loạt các yếu tố có thể khiến trẻ em nhập viện vì chứng viêm gan được gọi là viêm gan siêu vi.
"Các biện pháp vệ sinh thông thường nhưng hiệu quả là như rửa tay dưới sự chỉ dẫn và giám sát của phụ huynh - và vệ sinh đường hô hấp, điều này giúp giảm thiểu sự lây lan của nhiều bệnh nhiễm trùng mà chúng tôi đang điều tra."
Có nhiều loại virus viêm gan khác nhau mà bạn cần phải biết:
- Viêm gan siêu vi A - thường mắc phải do tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống bị nhiễm phân của người truyền nhiễm.
- Viêm gan B - lây lan trong máu của người bị bệnh. Có thể lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn và tiêm chích ma túy.
- Viêm gan C - "tiếp xúc máu với máu" lây lan phổ biến nhất khi dùng chung kim tiêm được sử dụng để tiêm chích ma túy ". Đây là loại viêm gan virus phổ biến nhất ở Anh.
- Viêm gan siêu vi D - lây lan qua tiếp xúc máu với máu hoặc quan hệ tình dục và "chỉ ảnh hưởng đến những người đã bị nhiễm viêm gan B".
- Viêm gan E - thường liên quan đến việc ăn thịt lợn sống hoặc những thứ như thịt lợn rừng, thịt nai và động vật có vỏ.
- Viêm gan do rượu - do uống rượu quá nhiều trong thời gian dài.
- Viêm gan tự miễn - bệnh viêm gan kéo dài, trong đó gan bị hệ thống miễn dịch tấn công.
Đối với bệnh viêm gan ở trẻ em, NHS đưa ra lưu ý rằng bệnh viêm gan B có thể là một vấn đề đối với những người trẻ tuổi.
Họ nói: "Hầu hết những người bị nhiễm bệnh khi còn nhỏ đều sẽ phát triển lâu dài. Đây được gọi là bệnh viêm gan B mãn tính, nó có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
"Hầu hết người lớn bị nhiễm viêm gan B có thể chống lại vi rút và hồi phục hoàn toàn sau khi bị nhiễm bệnh trong vòng vài tháng."
Các triệu chứng của bệnh viêm gan là gì?
Các triệu chứng của bệnh viêm gan có thể bao gồm đau cơ và khớp, sốt cao và vàng da.
Nói chung, tình trạng nhiễm trùng sẽ khá hơn, nhưng đây lại có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ em và gây ra các vấn đề mãn tính, và khi đó thuốc kháng vi-rút sẽ cần được sử dụng trong điều trị.
Dưới đây là danh sách đầy đủ các triệu chứng mà mọi người và cha mẹ nên để ý:
- đau cơ và khớp
- thân nhiệt cao
- cảm giác bồn chồn như sắp ốm
- luôn cảm thấy mệt mỏi bất thường
- cảm giác chung là cảm thấy không khỏe
- ăn mất ngon
- đau bụng
- màu nước tiểu đậm
- phân màu xám, nhợt nhạt
- ngứa da
- vàng mắt và vàng da
Có thuốc tiêm ngừa viêm gan không?
Theo các chuyên gia y tế, đã có vắc xin ngừa viêm gan và việc tiêm phòng là cần thiết và quan trọng.
Vắc xin ngừa viêm gan đã được thêm vào chương trình tiêm chủng thông thường vào năm 2017 cho trẻ sơ sinh được tám tuần tuổi.
Sau đó, các mũi tiêm khác được yêu cầu ở giai đoạn 12 và 16 tuần.
Theo NHS, mũi tiêm này là chìa khóa để tạo ra "khả năng miễn dịch rất tốt" đối với các bệnh uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib, bạch hầu và viêm gan B.
Mũi chích có thể đi kèm với một số tác dụng phụ như đau và sốt cao hơn, điều này phổ biến hơn sau mũi thứ hai và thứ ba, các tác dụng khác là chán ăn, ốm và cáu kỉnh.
Theo Mirror