Phụ Nữ Sức Khỏe

Biết 5 điều này những người thường xuyên ăn nhanh phải xem lại thói quen gây hại

Ăn uống là một phần cơ bản của cuộc sống tuy nhiên ít người biết rằng tốc độ nhai thức ăn có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể.

Ngay khi một người nhìn thấy và ngửi thấy mùi thức ăn, leptin, chất chịu trách nhiệm điều chỉnh cảm giác no và ngăn chặn sự thèm ăn, bắt đầu được tiết ra, nhưng phải mất 20 đến 30 phút mới có tác dụng.

Nếu ăn quá nhanh, cơ thể sẽ ăn quá nhiều trước khi hình thành phản hồi no và không có thời gian để báo cho não biết đã đến lúc phải dừng lại. Ngoài ra, ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, kháng insulin và hội chứng chuyển hóa. Nó cũng có thể dẫn đến tiêu hóa kém và giảm khả năng thưởng thức đồ ăn.


Ảnh minh họa

Ngược lại, nếu ăn chậm, người ta sẽ ít có khả năng ăn quá nhiều và cơ thể sẽ nhận được nhiều hơn những lợi ích sức khỏe.

Chức năng đường tiêu hóa được cải thiện

Ăn chậm sẽ kéo dài thời gian nhau thức ăn, giúp thức ăn được nghiền hoàn toàn vào dạ dày, sau đó đến ruột để tiêu hóa và hấp thu. Kiên trì lâu dài có thể cải thiện các triệu chứng như chướng bụng, ợ chua, đau bụng, khó tiêu, đồng thời còn có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nướu khỏe mạnh hơn

Nhai cẩn thận và thường xuyên có thể củng cố hàm, thúc đẩy nướu khỏe mạnh và thúc đẩy lưu thông máu ở nướu. Nước bọt tiết ra trong quá trình nhai có chứa lysozyme và các yếu tố kháng khuẩn khác, có thể ngăn chặn sự sinh sản của vi khuẩn một cách hiệu quả.

Giảm thiểu các bệnh chuyển hóa

So với người ăn chậm, người ăn nhanh có nguy cơ béo phì cao gấp đôi. Trong khi người thường xuyên ăn ngấu nghiến có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp ba lần người bình thường.

Giảm tốc độ ăn uống có thể giúp kiểm soát lượng thức ăn nạp vào và giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường. Tốc độ ăn uống cũng có thể gián tiếp dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp, tăng axit uric máu và tăng lipid máu.

Nguy cơ ung thư giảm

Nhiệt độ mà miệng và thực quản có thể chịu được thường từ 10 đến 40 độ C, nhiệt độ cao nhất không quá 60 độ C. Ăn chậm có thể làm giảm nguy cơ ăn phải thức ăn quá nóng, tránh thức ăn quá nóng gây kích ứng biểu mô niêm mạc thực quản vốn đã mỏng manh, giảm nguy cơ ung thư thực quản.

Đối với thức ăn thô và cứng, nhai chậm có thể làm giảm tổn thương vật lý đối với thực quản và ruột, đồng thời tránh tình trạng viêm nhiễm do kích thích nhiều lần.

Ít căng thẳng và thư giãn hơn

Nhai nhiều hơn khi ăn có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng hải mã, trung tâm trí nhớ. Nhai theo một nhịp điệu nhất định cũng có thể thúc đẩy quá trình tiết serotonin, một loại hormone khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.


Ảnh minh họa

Tốc độ nhai được bác sĩ khuyên

Mặc dù việc ăn chậm, nhai kỹ tốt cho sức khỏe hơn nhưng ăn chậm quá cũng không tốt. Về góc độ dinh dưỡng, dịch tiêu hóa tiết ra nhiều nhất thường trong khoảng 15 phút từ khi bắt đầu ăn. Vì vậy, thời gian trung bình tốt nhất cho một bữa ăn nên khoảng 20-30 phút. Đây là thời gian tối thiểu nên dùng để nhai và nuốt thức ăn chứ không phải toàn thời gian bữa ăn.

Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng trên Times Of India, khi ăn để việc tiêu hóa diễn ra tốt nhất nên cắn thức ăn thành từng miếng nhỏ hơn sẽ dễ nhai kỹ hơn.

Cố gắng nhai mỗi miếng ít nhất 20-30 lần trước khi nuốt. Lúc đầu, điều này có thể khiến nhiều người cảm thấy không tự nhiên, nhưng khi luyện tập, nó sẽ trở thành thói quen.

Sau khi cắn một miếng, hãy đặt muỗng, đũa xuống thay vì tiếp tục gắp. Hành động đơn giản này có thể giúp chúng ta chậm lại và tập trung vào việc nhai.

Cố gắng ăn mà không bị phân tâm bởi ti vi hoặc điện thoại thông minh. Tập trung vào bữa ăn có thể giúp ăn chậm hơn. Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần phải kết hợp với một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh.

Theo Phương Anh/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

Dùng điều hòa vừa bảo vệ sức khỏe, vừa tiết kiệm điện thì cần chú ý những điều này

Để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cần chọn đúng...

Sốt xuất huyết tăng gấp 10 lần, TP Huế tăng cường phòng dịch

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp về triển khai công tác phòng, chống...

Món khoái khẩu trên mâm cơm chứa nhiều ký sinh trùng

Người đàn ông có nuôi chó mèo nhưng quả quyết đã tẩy giun định kỳ đúng lịch. Tuy nhiên, ông...

Cách phân biệt bệnh thủy đậu và tay chân miệng

Tôi được biết thủy đậu và tay chân miệng có nhiều triệu chứng khá giống nhau. Bác sĩ có thể...

Bé trai sốt đến 40 độ C, nhập viện mới biết nhiễm vi khuẩn hiếm

Bệnh nhi 12 tuổi nhập viện do sốt gần 40 độ C kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, ăn...

Tay chân miệng, sốt xuất huyết gia tăng tại TP.HCM

Trong tuần vừa qua, TP.HCM ghi nhận số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết gia tăng so với...

Vật dụng ở khách sạn được ví như ổ vi trùng, bẩn hơn toilet

Một số chuyên gia về tóc cảnh báo máy sấy tóc của khách sạn thường không được vệ sinh sạch...

Tin mới nhất

7 vật không nên cất trong bếp để năm mới rước Thần tài

5 giờ trước

Hôn nhân 'chết yểu' vì sợ chồng... mệt mỏi

5 giờ trước

Dinh thự trăm tỷ đứng vững sau thảm họa cháy rừng ở Mỹ nhờ chất liệu đặc biệt

5 giờ trước

Đi máy bay dịp cao điểm Tết Ất Tỵ 2025 cần chú ý điều gì?

5 giờ trước

Nhân chứng kể lại khoảnh khắc phát hiện và khống chế người phụ nữ dẫn bé gái 4 tuổi ở...

5 giờ trước

Dọn nhà đón Tết nhớ "3 không giữ lại, 4 không di chuyển, 5 phải quét dọn"

1 ngày 1 giờ trước

2 vợ chồng cùng nhập viện sau khi bị chuột cắn

1 ngày 1 giờ trước

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

1 ngày 1 giờ trước

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình