Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào

Bệnh viêm não Nhật Bản có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm vào tháng 5, 6, 7.

Bệnh nhi viêm não Nhật Bản tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, cho biết trong tháng 6 vừa qua, địa phương này ghi nhận một ca bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bé trai 4 tuổi, chưa được tiêm vaccine phòng bệnh trước đó.

Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương và có tỷ lệ không qua khỏi cao, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Đặc điểm của viêm não Nhật Bản

Theo bác sĩ Hồng, bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản khi gây dịch ở nước này với số người mắc và không qua khỏi rất cao. Năm 1935, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên gây bệnh là một loại virus được đặt tên virus viêm não Nhật Bản.

Bệnh viêm não Nhật Bản có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào tháng 5, 6, 7. Bệnh hay gặp vào mùa này vì đây là thời điểm thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang đàn lợn, gia súc, sau đó lây sang cho người.

Bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Chúng được truyền sang người qua trung gian muỗi đốt (chủ yếu là muỗi Culex tritaeniorhynchus). Muỗi hút máu động vật bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản (thường từ lợn), đốt người và truyền virus sang cho người.

"Viêm não Nhật Bản thường khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39-40 độ C hoặc hơn, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, cứng cổ, lú lẫn, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, loét, suy kiệt..." bác sĩ Hồng cho hay.

Tùy mức độ tổn thương não, bệnh viêm não Nhật Bản có thể để lại các di chứng nặng nề như liệt nửa người, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, nghe kém hoặc điếc...

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Theo bác sĩ Hồng, để chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản, người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tất cả mũi vaccine viêm não Nhật Bản. Đây chính là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả nhất.

 
Người dân đưa trẻ đến tiêm vaccine. Ảnh: CDC Đồng Nai.


"Chỉ khi tỷ lệ tiêm chủng cao mới có khả năng bảo vệ được trẻ em và cộng đồng trước các dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có viêm não Nhật Bản", vị chuyên gia CDC Đồng Nai nói.

Vaccine viêm não Nhật Bản được triển khai tiêm chủng miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho các trường hợp là trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi tại tất cả tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bên cạnh tiêm vaccine, thực hiện tốt các biện pháp sau đây cũng góp phần phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng, bao gồm:

  • Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên để chuồng gia súc xa nhà.
  • Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi (sử dụng tinh dầu, vợt muỗi, chai xịt muỗi, nhang muỗi...).
  • Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Phương Anh/Tạp chí tri thức

Tin liên quan

Mùa mưa đến, kiến ba khoang 'hoành hành', hàng trăm người ở TP.HCM biến dạng da vào viện cầu cứu...

Bệnh nhân bị nhiễm độc kiến ba khoang tăng, tình trạng rộ lên khi miền Nam vào mùa mưa.

Dù có ngon mát đến mấy nhưng 6 kiểu người này không nên ăn dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây được già trẻ lớn bé yêu thích, tuy nhiên không phải ai cũng có...

TP.HCM ghi nhận nhiều ca mắc viêm não tự miễn, viện phí hơn tỷ đồng

Viêm não tự miễn NMDAR gặp hơn ở phụ nữ trẻ có u quái buồng trứng. Tỷ lệ không qua...

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

Thói quen ăn đồ tái sống, đặc biệt là các món "đặc sản" như gỏi cá, tiết canh... khiến nhiều...

Dân văn phòng đau dạ dày cần tránh xa 3 loại đồ uống này, ngon đến mấy cũng chớ dại...

Đau dạ dày nên kiêng đồ uống gì? Dưới đây là 3 loại đồ uống 'đại kỵ' với những người...

5 thói quen ăn bún phở gây hại cho sức khỏe, 80% người Việt mắc phải mà chẳng hay

Bún phở là món ăn yêu thích của số đông người dân Việt, thế nhưng nhiều người vẫn mắc những...

Các biện pháp tránh thai của phi tần Trung Hoa

Nhằm tránh để lại hậu quả không như mong muốn, nhiều vị hoàng đế ép phi tần hay cung nữ...

Tin mới nhất

Gợi ý 3 loại đồ uống 'dưỡng gan', đào thải độc tố, nên uống hàng ngày để tăng cường sức...

44 phút trước

Lưu Hạo Nhiên giảm 10kg, cạo tóc, nhổ cả lông mày khiến khán giả 'trợn tròn mắt' vì không nhận...

44 phút trước

Mê gắn mi giả, nhiều người gặp 'hoạ' sưng phồng mí mắt: Chuyên gia mách 7 lưu ý chớ quên!

44 phút trước

Cà phê muối thành 'hot trend' khiến nhiều người mê tít, nhưng uống mỗi ngày dễ bị bệnh tim, huyết...

44 phút trước

Trong lúc con trai đi tù, mẹ của Ngô Diệc Phàm tẩu tán tài sản khiến nhiều người không khỏi...

44 phút trước

Lý Hùng bật khóc nhớ về thời gian ngủ nhờ nhà dân, ăn mì gói, đang nổi đình nổi đám...

44 phút trước

Cưới đại gia ngầm trong showbiz, ca sĩ Tóc Tiên chăm diện bikini siêu nhỏ, khoe vóc dáng nuột nà...

44 phút trước

Những thực phẩm không nên khi đau đầu, càng ăn càng rước 'hoạ' khôn lường

44 phút trước

Cơ thể đổ mồ hôi bất thường, có thể mầm mống bệnh tật sắp ghé thăm

44 phút trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình