Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh mề đay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Bệnh mề đay là một loại bệnh ngoài da thường gặp khi tiết trời thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa thu đông. Bệnh mề đay gây ra chứng ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh.

Bệnh mề đay là gì?

Bệnh mề đay là một bệnh viêm da dị ứng, thông thường được biểu hiện dưới dạng các nốt ban đỏ. Các nốt này nổi một phần hoặc nổi trên toàn bộ cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, có khoảng 90% bệnh nhân mắc phải bệnh này sẽ bị tái phát lại nhiều lần nếu không được điều trị đúng cách.

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay theo dân gian) là phản ứng của mao mạch trên da với những yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Căn bệnh mề đay này phổ biến, dễ nhận biết và không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Bệnh được chia thành 2 dạng tùy theo diễn biến của các triệu chứng là: mề đay cấp (kéo dài trong 24 giờ hoặc dưới 6 tuần) và mề đay mãn tính (kéo dài trên 6 tuần).

benh me day 1
Bệnh mề đay là bệnh viêm da dị ứng, cơ thể người bệnh thường xuất hiện các nốt ban đỏ - Ảnh minh họa: Internet

Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào biểu hiện của bệnh, số lượng, cách tiếp xúc với dị nguyên và các mức độ mẫn cảm khác nhau của cơ thể. Nếu mắc bệnh ở mức độ nhẹ chỉ bị dị ứng, mề đay có thể tự khỏi. Ngược lại, đối với trường hợp mãn tính với tình trạng nghiêm trọng thì cần can thiệp điều trị chuyên khoa.

Bệnh mề đay dị ứng

Khi bệnh nhân bị dị ứng với một số loại thực phẩm, thuốc hay các hóa mỹ phẩm, cơ thể sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ngày càng nhiều, cả người nóng bừng. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện những nốt mề đay với đường kính từ vài milimet đến vài centimet, tập trung nhiều nhất ở khu vực đầu, cổ mặt, tứ chi,...

Bệnh mề đay mẩn ngứa

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa là hiện tượng viêm nhiễm, mẩn ngứa của da gây nên, rất khó chịu cho người bệnh. Ban đầu, những nốt mẩn ngứa chỉ xuất hiện ở một phần nào đó của cơ thể, nhưng không lâu sau đó sẽ lan rộng ra các khu vực khác.

Bệnh mề đay ở trẻ em

Mề đay ở trẻ em là một bệnh lý tương đối phổ biến, nhiều trẻ gặp phải. Nếu bệnh không được xử lý sớm, phát hiện kịp thời hay điều trị sai cách sẽ dễ gây biến chứng nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra mà nguyên nhân là do cha mẹ phát hiện muộn.

Một vấn đề khiến bệnh mề đay nghiêm trọng hơn ở trẻ em là do da của trẻ nhỏ rất mềm mại, non nớt và vô cùng dễ bị tổn thương. Khi bé bị mề đay hay mẫn ngứa sẽ luôn có cảm giác rất ngứa, khó chịu trên da nên càng muốn gãi liên tục. Trẻ còn quá nhỏ cũng không tự ý thức được hành động của mình nên dễ gãi nhiều khiến da bị trầy xước, dễ dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm.

Để ngăn ngừa bệnh phát triển nặng và tránh dẫn đến tình trạng nguy hiểm, cha mẹ, người thân cần sớm phát hiện các triệu chứng mề đay ở trẻ em để có phương pháp điều trị kịp thời.

benh me day 2
Các dấu hiệu thường gặp của bệnh mề đay ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Bệnh mề đay tuy là một bệnh hay gặp, khá phổ biến nhưng cũng không nên xem thường và mất cảnh giác. Vì nếu bị nhiễm nặng mà không điều trị kịp thời, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu thì có thể bị những biến chứng dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh như sau.

Chứng phù mạch

Khi mao mạch bị phù do tích tụ dịch trong cơ thể, khiến huyết quản và các mạch máu dưới da bị sưng phù, cảm giác khó thở, bỏng rát. Phù mạch thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong khoảng 1 – 3 ngày.

Suy nhược cơ thể

Do ngứa ngáy và thiếu ngủ vì khó chịu nên người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, hệ thần kinh bị ảnh hưởng, gây stress và căng thẳng.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ chính là biến chứng nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi. Người bệnh bị sốc phản vệ sẽ có biểu hiện da tím tái, ngạt thở, ống phế quản bị tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp.

Dấu hiệu bệnh mề đay

Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay được biểu hiện rõ ràng trên cơ thể ngay sau khi mắc bệnh, với những đặc trưng như sau:

Ngứa trên da, ngứa về đêm.

Xuất hiện các nốt sần ở một ví trí hoặc toàn thân.

Phù ở lưỡi, suy hô hấp (đối với những người bị nổi mề đay ở đường hô hấp).

Tình trạng buồn nôn, chóng mặt, đau bụng cũng xuất hiện kèm theo.

benh me day 3
Biểu hiện bệnh mề đay được thể hiện qua nhiều triệu chứng - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh mề đay có lây không?

Theo các nghiên cứu y học gần nhất thì bệnh mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm. Chứng nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần ở các bệnh nhân nhưng hoàn toàn không lây nhiễm từ người này sang người khác.

Trường hợp có nhiều người trong cùng một gia đình mắc bệnh là do yếu tố di truyền khiến cơ thể mọi người nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, việc cùng sống trong một môi trường dễ gây dị ứng cũng là một nguyên nhân chứ không phải do bị lây nhiễm cho nhau...         

Bệnh mề đay và cách chữa

Nổi mề đay là bệnh không quá nguy hiểm một phần là vì thường không cần điều trị trong khoảng một vài ngày là sẽ tự hết. Chỉ trong một số trường hợp mới phản dùng thuốc để làm giảm cảm giác khó chịu hoặc điều trị ngắn hạn.

Để kiểm soát được bệnh mề đay thì việc xử lý bất cứ yếu tố tiềm ẩn nào gây ra các triệu chứng trên cũng là điều rất quan trọng.

Hiệu quả nhất là sử dụng các loại thuốc uống hay thuốc bôi có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, giảm sự kích ứng, ngăn ngừa lây lan, giúp giảm đau và hạ sốt. Cách này giúp tiêu diệt cơn ngứa nhanh chóng và tăng cường hệ miễn dịch.

benh me day 4
Những cách chữa bệnh mề đay phổ biến ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Áp dụng các liệu pháp Đông y cũng là cách để ngăn ngừa sự trở lại của mầm bệnh mề đay, hạn chế tái phát sau này.

Bệnh mề đay có chữa khỏi được không?

Mề đay có tự hết không? Mề đay bao lâu thì khỏi? Theo các bác sĩ thì mề đay cấp tính có thể giảm và biến mất dần, sau đó khỏi hoàn toàn trong thời gian một vài ngày (kéo dài nhất cũng không quá 6 tuần).

Tuy nhiên, nếu là bệnh mề đay mãn tính thì lại rất lâu khỏi. Nghiêm trọng hơn bệnh có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác như cơ bắp, phổi và đường tiêu hóa.

Chính vì vậy, nếu bệnh nhân cảm thấy quá khó chịu, ngứa ngáy không ngừng hoặc đau nhức, khó thở,... mà mãi không có dấu hiệu thuyên giảm  thì nên sớm đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để điều trị chứng dị ứng hay nổi mề đay để đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.

Để chữa khỏi bệnh mề đay, người bệnh cần loại bỏ các nguyên nhân gây kích ứng, mẩn ngứa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng histamin, corticosteroid hay các loại thuốc điều trị được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Riêng các trường hợp bị nổi mề đay do di truyền thì khả năng tự khỏi rất thấp. Đặc biệt, nổi mề đay do di truyền thường tái phát nhiều lần dù bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Đối với các trường hợp này, các phương pháp điều trị chỉ là giải pháp tạm thời để giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.

benh me day 5
Để chữa khỏi bệnh mề đay, cần loại bỏ các nguyên nhân gây kích ứng, mẩn ngứa - Ảnh minh họa: Internet

Chữa bệnh mề đay bằng lá khế

Lá khế sau khi đem rửa sạch bụi bẩn thì hong lá dưới nắng để lá nhanh khô hơn rồi bỏ vào chảo nóng. Đảo lá trên chảo nóng cho đều tay đến khi thấy tất cả lá khế quắt lại thì dừng.

Khi lá vẫn còn hơi nóng thì lấy chà lên những vùng da bị nổi mề đay sẽ giúp các nốt bệnh lặn nhanh hơn và cảm giác ngứa cũng giảm bớt.

Lưu ý, lúc vừa sao lá xong nên để lá nguội một phần rồi hãy dùng để chà lên da, nếu để quá nóng sẽ bị phỏng dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.

Chữa bệnh mề đay bằng Đông y

Nguyên tắc điều trị mề đay theo Đông y là tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu, an thần, chống dị ứng, trong đó, lấy tiêu độc trừ tà là khâu quyết định. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị bệnh mề đay hiệu quả:

Với chứng mề đay cấp tính thể phong nhiệt

Bài 1: Phòng phong lấy 12g, kinh giới lấy16g, chi tử 12g, kim ngân 20g, nam hoàng bá chọn 16g, cỏ mực 16g, đương quy dùng 12g, huyền sâm 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài 2: Tang diệp lấy 20g, cỏ mần trầu dùng 20g, kim ngân 20g, quả ké 16g, rau má 20g, tang kí sinh 16g, xương bồ 16g, hoàng cầm 12g, bạch thược 12g, cam thảo chọn 12g, sài hồ 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Với chứng mề đay thể phong hàn

Bài 1: Kinh giới 16g, xương bồ 16g, tế tân 12g, độc hoạt 12g, tất bát 12g, nam hoàng bá 12g, thương nhĩ 16g, liên kiều 12g, quế 8g, kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hạ khô thảo 16g, rau má 20g, sài hồ 12g, ngân hoa 12g, bồ công anh 16g, ngải diệp 16g, tang kí sinh 16g, đơn mặt trời 16g, quế 8g, kiện 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bệnh mề đay kiêng gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị thì người bị bệnh mề đay cũng cần kiêng và hạn chế thấp nhất một số yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như:

Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê

Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt...

Ngoài ra người bệnh cũng cần lưu ý tránh dùng các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa... hay đồ ngọt, béo như kẹo, bánh, đường, chè vì có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.

benh me day 6
Khi bị bệnh mề đay cần tránh dùng thức ăn, đồ uống cho chứa chất kích thích như thuốc lá, cà phê - Ảnh minh họa: Internet

Muối và nước nóng cũng là hai tác nhân làm da dễ bị tổn thương hơn nên cần tránh.

Bệnh mề đay cũng như các bệnh dị ứng khác đầu bắt nguồn một phần từ dị ứng hay cơ thể bị kích ứng quá mức nên cách tốt nhất là tránh các chất này. Bạn hãy chú ý ghi nhớ khoảng thời gian, địa điểm, mùa nào trong năm hoặc số lần tiếp xúc với các chất lạ hay ăn thức ăn lạ nào khiến cơ thể bị dị ứng dẫn đến nổi mề đay để có biện pháp phòng tránh thích hợp.

Tuy bệnh mề đay có thể chữa được dễ dàng bằng thuốc, nhất là thuốc chống dị ứng nhưng tránh lặp lại bằng việc hạn chế tiếp xúc (như từ bỏ việc ăn một món khoái khẩu gây dị ứng) là việc làm cần thiết. Vì nếu tiếp tục bị dị ứng lần sau sẽ bị nặng hơn và có nguy cơ sốc phản vệ, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng nếu không kịp cấp cứu.

Những lưu ý cần thiết cho bệnh nhân bị mề đay:

Khi đang mắc bệnh mề đay thì không ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, không tiếp xúc với các chất độc hại.

Hạn chế gãi ngứa dù cơ thể sẽ ngứa ngáy khó chịu nhưng không chà xát vết mề đay nhiều vì đây là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng và lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Giữ ấm cơ thể, nhất là khi thay đổi thời tiết.

Kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ cùng chế độ ăn uống, vệ sinh cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn.

Bệnh mề đay có tắm được không?

Khi bị nổi mề đay, làn da người bệnh rất dễ dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn, nhất là lúc tiếp xúc với gió. Dù vậy việc kiêng nước và hạn chế tắm được lưu truyền trong dân gian lại là một quan niệm sai lầm. Vì nếu bị bệnh mề đay, đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi và tích tụ nhiều tế bào chết trên da.

benh me day 7
Việc kiêng nước và hạn chế tắm khi mắc bệnh mề đay là quan niệm sai lầm - Ảnh minh họa: Internet

Nếu không được tắm rửa sạch sẽ sẽ làm tuyến bã nhờn tiết ra nhiều và kết hợp thêm với vi khuẩn trên da khiến các nốt mề đay bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Do đó, những ngày này người bị chứng mề đay cũng cần được tắm rửa, vệ sinh cơ thể.

Khi đang bị nổi mề đay, làn da của người bệnh sẽ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nên khi tắm bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để vừa giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu vừa giúp bệnh mau khỏi hơn:

Nên tắm bằng nước ấm vừa phải, tránh tắm nước quá lạnh hay quá nóng.

Không chà xát quá mạnh cơ thể sẽ làm các nốt mề đay bị cọ xát gây đau ngứa thêm.

Không tắm quá lâu vì các nốt bệnh sẽ bị ngâm nước hay ướt quá lâu dẫn đến bệnh nặng hơn.

Nếu có dùng các sản phẩm chăm sóc da (gel tẩy tế bào chết, sữa tắm, xà phòng...) thì nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ thành phần, tránh gây kích ứng da thêm.

Thanh Giang (T.H)

Tin liên quan

Phát hiện sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng những triệu chứng này để điều trị hiệu quả

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như...

Chữa bệnh bằng chế độ ăn giàu kiềm: Lầm tưởng và sự thật

Một số người cho rằng, chế độ ăn giàu kiềm sẽ làm tăng lượng pH, qua đó làm tăng lượng...

Bệnh đa hồng cầu: Nghe thì lạ nhưng thực chất là bệnh ung thư máu nguy hiểm

Bệnh đa hồng cầu chính là một dạng ung thư máu rất nguy hiểm. Bệnh này thường có diễn biến...

Những điều cần biết về phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh

Phương pháp cấy chỉ được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Đây là một phương pháp độc đáo, ít...

Bác sĩ Wynn Huynh Tran chia sẻ: Ngồi thiền có trị được bệnh trầm cảm không?

Hiện nay, nhiều người đã tìm đến phương pháp thiền để chữa trầm cảm. Vậy ngồi thiền có trị được...

Suy hô hấp: Căn bệnh nguy hiểm cần được quan tâm vì sức khỏe của bạn

Suy hô hấp được xem là căn bệnh nguy hiểm vì gây ra trở ngại nặng nề cho chức năng...

Trị bệnh phụ khoa huyết trắng từ Đông đến Tây Y: Xóa tan nỗi lo thầm kín của chị em...

Bệnh phụ khoa huyết trắng không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của chị em mà còn...

Tin mới nhất

Mỹ nhân Việt diện váy hở khoe lưng trần: Ngọc Trinh đẹp miễn chê, bà xã Trường Giang 'hút mắt'...

4 giờ trước

Mỹ nhân Việt 'cuồng' dép lê vừa tiện vừa sang: Hà Hồ "u mê' từ nhà ra phố, đi thảm...

4 giờ trước

Cách bảo quản dưa hấu đã bổ trong tử lạnh tươi ngon, mọng nước và đỏ thắm

4 giờ trước

4 mẹo bảo quản thịt được lâu tiết kiệm thời gian đi chợ nhưng vẫn giữ được độ tươi ngon

4 giờ trước

Bật mí 6 bước để các cô nàng có được làn da thủy tinh mỗi ngày

22 giờ trước

Met Gala 2024: Jennie (Blackpink) khoe eo thon , chiếc váy cát của ca sĩ người Nam Phi Tyla gây...

22 giờ trước

Loại quả là ‘kem nhả nắng’ tự nhiên, ăn đều mỗi ngày giúp phụ nữ có làn da trắng hồng,...

22 giờ trước

Ung thư trước khi được phát hiện thì vẫn ổn nhưng lại tử vong ngay sau khi được điều trị?...

22 giờ trước

Song Hye Kyo và nhiều mỹ nhân Việt ngăn lão hóa, làm đẹp từ bên trong nhờ duy trì uống...

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình