Nội dung bài viết
Mề đay là bệnh gì?
Bệnh mề đay là một loại dị ứng rất phổ biến thường gặp phải ở nhiểu người. Bệnh có thể tái phát lại và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cùng với những vết mẩn đỏ trên da người bệnh. Đặc biệt các trường hợp nặng hơn còn xuất hiện triệu chứng đau bụng đi ngoài, nôn mửa, sốt cao, phù nề,…
Nguyên nhân gây bệnh mề đay
Bệnh lý này là một phản ứng của da với các tác nhân bên ngoài. Nguyên nhân gây bệnh từ nhiều nhân tố, có cả trong lẫn ngoài cơ thể như dị ứng thức ăn, thuốc, bụi bẩn,… Ngoài ra, gan bị suy yếu, chất lượng đào thải độc tố kém đi và lâu ngày tích tụ lại cũng dẫn đến tình trạng nổi mề đay.
Bệnh nổi mề đay có lây không?
Nhiều người thắc mắc bệnh mề đay có lây không. Trên thực tế các chuyên gia y tế cho rằng nổi mề đay không có khả năng lây nhiễm. Bệnh chỉ có thể tái phát và chuyển biến từ cấp độ nhẹ (mề đay cấp tính) sang cấp độ nặng (mề đay mãn tính). Bởi phần lớn nguyên nhân của bệnh phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Vì thế đáp án chính xác nhất cho câu hỏi bệnh mề đay có lây không, là không lây từ người sang người.
Mề đay có di truyền không?
Bên cạnh thắc mắc bệnh mề đay có lây không, nhiều người cũng lo lắng liệu mề đay có khả năng di truyền từ mẹ sang con?
Nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng mề đay mẩn ngứa có tính di truyền. Trong gia đình, nếu cha hoặc mẹ bị bệnh mề đay, khả năng cao con sinh ra cũng mắc chứng mề đay. Đặc biệt là bố mẹ mắc chứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết sẽ có khả năng lây truyền sang con.
Mề đay có nguy hiểm không?
Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể người bệnh sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho cơ thể người bệnh bị ngứa và có phản ứng gãi gây trầy xước da. Đặc biệt là để lại sẹo thâm và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Hơn nữa, người mắc bệnh mề đay còn gặp những triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản và vùng họng dẫn đến tình trạng khó thở, thở gấp thậm chí là nghẹt thở. Mề đay có khả năng xuất hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng và tiêu chảy.
Khi mề đay xảy ra ở vùng não dễ gây phù nề não vô cùng nguy hiểm. Bệnh cũng gây giãn mạch nhanh và đột ngột làm tụt huyết áp, choáng váng. Thế nên trong những trường hợp đặc biệt nếu không sử dụng thuốc hay cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bệnh mề đay có tắm được không?
Nhiều người quan niệm rằng nổi mề đay dị ứng sẽ không được tắm và phải kiêng nước. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì người bệnh cần được tắm để làm sạch cơ thể và loại bỏ các bụi bẩn, bã nhờn giảm viêm nhiễm da.
Người bệnh nổi mề đay nên tắm rửa một cách khoa học và lưu ý một vài điểm sau:
- Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh mà chỉ nên tắm nước ấm phù hợp với nhiệt độ của cơ thể.
- Tắm trong phòng kín và không dùng xà phòng hay sữa tắm
- Người bệnh nên tắm bằng các loại lá thảo dược có tính giải độc cao như ké đầu ngựa, kim ngân hoa, kinh giới,…
Mề đay có tự khỏi không?
Trả lời cho câu hỏi mề đay có tự khỏi không? Các bác sĩ cho rằng mề đay cấp tính sẽ mất dần theo thời gian và khỏi hẳn trong một vài ngày (kéo dài không quá 6 tuần). Tuy nhiên, bệnh mề đay mãn tính cần nhiều thời gian để khỏi và có nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan như cơ bắp, phổi, đường tiêu hóa,… Vì thế, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ sớm để được điều trị tốt nhất.
Riêng đối với những bệnh nhân bị nổi mề đay do di truyền thì khả năng tự khỏi là rất thấp. Ngoài ra, còn có nguy cơ tái phát nhiều lần dù áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau.
Nổi mề đay kiêng gì?
Theo các chuyên gia Y tế, để hạn chế tình trạng bệnh mề đay nặng hơn thì bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cần chú ý chế độ kiêng khem thật khoa học như sau:
Kiêng gãi: Ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay dị ứng. Tuy nhiên người bệnh càng gãi thì cơn ngứa càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt khi gãi khiến cho vùng da bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn và tổn thương.
Không dùng hóa mỹ phẩm: Mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng nổi mề đay. Đặc biệt là khiến cho da dễ nhạy cảm hơn. Do đó, nên kiêng dùng hóa mỹ phẩm đến khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh giúp giảm thiểu cơn ngứa hiệu quả.
Kiêng gió: Hạn chế tiếp xúc với gió từ tự nhiên và nhân tạo vì trong không khí có rất nhiều bụi bẩn gây tình trạng ngứa ngáy, nhiễm trùng da.
Kiêng thực phẩm giàu đạm: Bệnh nhân nổi mề đay có hệ miễn dịch rất kém vì thế cần kiêng cử các thực phẩm có chứa nhiều đạm như tôm, gà, cua,… Ngoài ra, cần hạn chế dùng đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, kim chi,…
Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như men, nicotin có trong rượu, bia, thuốc lá,… khiến cho hệ miễn dịch suy yếu. Đồng thời giảm khả năng chống lại vi khuẩn làm hại da.
Không lạm dụng thuốc: Khi xuất hiện những cơn ngứa và khó chịu kéo dài. Bệnh nhân thường lạm dụng thuốc bôi ngoài da hay thuốc uống để đẩy nhanh cơn ngứa. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc và không nghe theo sự chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thận. Đặc biệt là tăng tích tụ độc tố trong cơ thể.
Một số lưu ý cho người bệnh mề đay
- Những người có cơ địa dị ứng với các chất trong phấn rôm, xà bông tắm, hải sản,… nên hạn chế tiếp xúc các yếu tố này.
- Người nổi mề đay do thời tiết lạnh cần giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.
- Tránh mặc quần áo làm từ những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố, da lộn,… Đồng thời tránh mặc đồ quá chật để hạn chế tình trạng quần áo cọ xát vào da gây kích ứng.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm không khí thấp vì dễ làm da khô, kích ứng và tái phát bệnh da dị ứng theo mùa.
- Bệnh nhân nổi mề đay sau khi sử dụng các loại thuốc đặc trị như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc đau nhức xương khớp,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc tránh nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa sau này.
- Thường xuyên vận động và tập thể dục để tăng cường tuần hoàn máu. Đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan và ngủ đủ giấc.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giải nhiệt như bí đao, đậu phụ, củ cải, mướp đắng,…
- Khi phát hiện nổi mề đay, cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bài viết đã giúp bạn phần nào giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi bệnh mề đay có lây không. Thế nhưng bệnh thường tái phát và có khả năng di truyền. Do đó người bệnh không được chủ quan mà cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa những biến chứng xấu về sau.