Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh lý phụ khoa nguy hiểm có thể phải cắt buồng trứng

Thời gian là "vàng" trong cấp cứu xoắn buồng trứng để tránh biến chứng phải cắt bỏ cơ quan này.

Xoắn buồng trứng (xoắn phần phụ) là bệnh lý phổ biến thứ 5 trong các cấp cứu phụ khoa. Ảnh: Simplysupplements.

Bác sĩ Lê Hồng Vân, khoa Chẩn đoán chức năng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết xoắn buồng trứng (xoắn phần phụ) là bệnh lý phổ biến thứ 5 trong các cấp cứu phụ khoa. Chúng xảy ra khi một buồng trứng xoắn xung quanh các dây chằng, giữ nó tại chỗ. Tình trạng này có thể gây cắt đứt đột ngột lưu lượng máu đến buồng trứng, vòi trứng hoặc cả 2 thành phần này.

Xoắn buồng trứng có triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, phụ thuộc vào thời gian, vị trí, mức độ và tần suất xoắn. Biến chứng nguy hiểm khi không thể tự tháo xoắn là hoại tử buồng trứng, hay muộn hơn nữa là áp xe vùng chậu hông hay viêm phúc mạc.

Ai dễ bị xoắn buồng trứng

Theo bác sĩ Hồng Vân, xoắn buồng trứng xảy ra chủ yếu với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện ở cả phụ nữ mãn kinh, trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh. Yếu tố nguy cơ cao nhất của xoắn là những bệnh nhân có khối u nang buồng trứng (u nang bì, u nang đơn thuần, u nang xuất huyết). Kích thước u càng lớn, nguy cơ bị xoắn buồng trứng càng cao.

Ngoài ra, bệnh nhân được kích thích buồng trứng để tạo trứng rụng trong hỗ trợ sinh sản có nguy cơ xoắn buồng trứng cao hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử đã phẫu thuật ở vùng tiểu khung, chậu hông cũng có nguy cơ xoắn buồng trứng.

Các thay đổi áp lực ổ bụng đột ngột như ho, nôn, vận động mạnh có thể là một yếu tố khởi phát một tình trạng xoắn buồng trứng.

Các dấu hiệu gợi ý xoắn buồng trứng

Bác sĩ Vân cho hay khi bị xoắn buồng trứng, bệnh nhân thường có cơn đau dữ dội và bất ngờ ở vùng chậu, đau thường liên tục hoặc đôi khi là từng cơn. Triệu chứng đau đa số không đỡ khi dùng các loại thuốc giảm đau thông thường. Trong các trường hợp buồng trứng tự tháo xoắn, cơn đau có thể dịu đi.

Nôn và buồn nôn gặp trong 47-70% trường hợp, thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý của một số cơ quan của ống tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, thực quản hoặc tiết niệu như sỏi niệu quản, nhiễm trùng tiết niệu. Ngoài ra, phụ nữ có thể bị sốt nhưng thường vào giai đoạn muộn.

 
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán nhanh chóng, rẻ tiền và tương đối hiệu quả. Ảnh: BSCC.

Có nhiều phương tiện chẩn đoán một tình trạng xoắn buồng trứng, trong đó siêu âm là nhanh chóng, rẻ tiền và tương đối hiệu quả. Hình ảnh trên siêu âm có thể là buồng trứng sưng to, chèn lên phía trước và trên tử cung, các nang noãn phù nề với lớp niêm mạc dày, mạch máu của buồng trứng bị giảm hoặc mất tín hiệu.

Bên cạnh siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI) là các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể được sử dụng.

Cách điều trị duy nhất

Phẫu thuật là cách điều trị duy nhất đối với xoắn buồng trứng. Việc phẫu thuật thường được khuyến cáo thực hiện càng nhanh càng tốt (tốt nhất trước 6 giờ) để khôi phục lưu lượng máu cho buồng trứng.

"Lý tưởng nhất là phẫu thuật nội soi để xác định vị trí và tháo xoắn. Đôi khi, buồng trứng không được bộc lộ đủ tốt sẽ cần phẫu thuật mở. Bác sĩ vẫn cần theo dõi khả năng phục hồi và 'sống' của buồng trứng sau khi đã phẫu thuật, Nếu có dấu hiệu của mô đã hoại tử, bệnh nhân có thể phải loại bỏ buồng trứng vài ngày sau đó", bác sĩ Vân cho hay,

Đối với những xoắn thời gian dài, phát hiện muộn, buồng trứng đã bị thiếu máu và hoại tử, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật loại bỏ buồng trứng.

Vì vậy, khi có cơn đau đột ngột vùng chậu, nữ giới cần nghĩ đến là xoắn buồng trứng. Thời gian là "vàng" trong cấp cứu xoắn buồng trứng để tránh biến chứng phải cắt bỏ cơ quan này.

Theo Phương Anh/Tri thức

Tin liên quan

Các sản phẩm thay thế đường tốt cho người ăn kiêng

Rất nhiều người đang cố gắng thực hiện một lối sống lành mạnh hơn và nhu cầu sử dụng đường...

Những thực phẩm không nên kết hợp với chuối

Chuối là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên không nên kết hợp với các loại thực phẩm...

Thấy hệ tiêu hóa gặp vấn đề này, coi chừng cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ đang đến gần

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) đề cập đến một loạt các tình trạng gây ra bởi sự...

Lý do phụ nữ khó giảm cân hơn đàn ông

Theo trang thông tin sức khỏe của Mỹ - 'WebMD', nam giới đốt cháy nhiều calo hơn phụ nữ ngay...

Vì sao không nên vừa tập thể dục vừa đeo tai nghe?

Khi tập thể dục, hãy tháo tai nghe xuống một lúc. Tập thể dục đeo tai nghe sẽ làm tăng...

Hội chứng ăn đêm là gì?

Hội chứng ăn đêm (NES) là một loại rối loạn ăn uống, trong đó người có hội chứng này thường...

5 loại bánh mì chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol

Những loại bánh mì dưới đây cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là...

Tin mới nhất

Dầu thơm và nước hoa: Loại nào tốt hơn cho da bạn?

4 giờ trước

Chỉ cần dùng phèn chua theo cách này, bạn sẽ phải trầm trồ trước công dụng của nó đấy!

4 giờ trước

Những kiểu tóc mang tính biểu tượng nhất của Kylie Jenner mà bạn mê mẩn

4 giờ trước

6 sai lầm khi mặc quần short chị em cần tránh nếu không muốn vừa dìm dáng vừa kém sang...

4 giờ trước

5 dấu hiệu cảnh báo ung thư gan giai đoạn đầu

4 giờ trước

Nhóm người cần ‘tránh xa’ thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng càng thêm nặng

4 giờ trước

Không ngờ uống trà xanh mỗi ngày lại mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

4 giờ trước

Bác sĩ khuyến khích mùa đông nên ăn nhiều loại quả này, nó chính là ‘kẻ thù tự nhiên’ của...

4 giờ trước

Dụng cụ nấu bếp bằng nhựa màu đen tưởng tốt nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư ít ai...

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình