Phụ Nữ Sức Khỏe

Bé hay thở bằng miệng: Có phải dấu hiệu bệnh?

Tôi để ý con tôi rất hay thở bằng miệng, nhất là lúc ngủ. Tôi hỏi thì cháu nói ngậm miệng lại khó chịu… Không biết đó có phải cháu có bệnh gì ở mũi hay đường thở?

Bạn đọc Trần Thị V.A. (tranthiv…@gmail.com.) hỏi: 

Con tôi 4 tuổi, nhiều tháng nay tôi quan sát cháu hay thở bằng miệng, nhất là lúc đang chơi tốn sức, hoặc lúc đang ngủ. Vì bé còn nhỏ quá nên khi tôi thử nói bé ngậm miệng lại chỉ thở bằng mũi thì bé cũng chỉ biết nói là con khó chịu.

Cháu cũng hay bị ho, sổ mũi, có vẻ thường xuyên hơn các trẻ bình thường. Tôi thắc mắc không biết đó có phải là dấu hiệu cháu có bệnh gì về mũi hay đường thở không? Mong bác sĩ tư vấn.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:

Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến các triệu chứng bạn đã nêu là viêm VA. Ban đêm, lúc ngủ, VA sưng to hơn làm ảnh hưởng đến đường thở, nếu chỉ thở mũi cháu cảm thấy ngột ngạt, nên thở bằng miệng.

Ảnh minh họa: Internet

Nếu triệu chứng thở miệng, ho, sổ mũi thường xuất hiện mỗi khi trời trở lạnh và thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của hen suyễn.

Tuy nhiên, nếu bé thường chỉ sổ mũi và thở miệng chủ yếu do nghẹt mũi, triệu chứng sổ mũi xuất hiện quá thường xuyên, nhất là vào ban đêm, buổi sáng khi mới thức dậy…nên nghi ngờ viêm mũi dị ứng.

Nếu thở miệng kèm với khò khè, có thể có vấn đề ở phổi, hen phế quản...

Còn nếu tình trạng bé thở miệng do cảm thấy khó thở xảy ra sau khi gắng sức, mệt mỏi nhiều thì nên nghĩ đến nguy cơ có bệnh về tim.

Với tất cả các vấn đề sức khỏe nêu trên, bé đều cần được đưa đi bác sĩ để khám và điều trị, nhất là khi tình trạng đã xảy ra nhiều tháng và bản thân bạn cũng nhận thấy bé quá dễ bị ho, sổ mũi.

Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, điều bạn nên điều chỉnh ngay là xem lại nhiệt độ trong phòng mà bé ngủ có thật phù hợp chưa. Trẻ con thường nhạy cảm với cái lạnh hơn người lớn, nếu phòng quá lạnh, cho dù bé có đắp mền nhiều vẫn có nguy cơ mắc bệnh về mũi. Nếu trẻ ngủ chung phòng với người lớn, nên cân nhắc lại nhiệt độ vì có khi để người lớn đủ mát, bé lại bị lạnh. Tránh để hơi quạt, máy lạnh phả trực tiếp vào chỗ bé nằm.

Một trong những lúc bé dễ nhiễm lạnh nhất là nửa đêm về sáng, vì nhiệt độ môi trường giảm thấp, trong khi quạt, máy lạnh vẫn chạy với công suất như đầu buổi tối, lúc thời tiết nóng hơn. Vì vậy, có thể sử dụng chế độ hẹn giờ hoặc tắt, giảm công suất các thiết bị làm mát vào thời điểm này để bảo đảm sức khỏe cho bé.

Theo Anh Thư/Người Lao Động

Tin liên quan

Pha sữa cho bé, cha mẹ đã làm đúng cách?

Pha sữa cho bé không phải là chuyện khó khăn nhưng vẫn dễ khiến bố mẹ mắc nhiều quan niệm...

Những lời khuyên giúp cha mẹ cho trẻ ăn dặm tốt nhất

Trẻ ăn dặm đòi hỏi mẹ phải nắm vững nhiều kiến thức khoa học. Trong từng giai đoạn theo độ...

Tình trạng trẻ bị dị ứng thức ăn có thể được cải thiện hay không?

Thống kê gần đây cho thấy ngày càng có nhiều trẻ bị dị ứng thức ăn, trong đó có khoảng...

5 loại thảo dược dân gian nổi tiếng trị ho cho trẻ

Khi thấy trẻ vừa chớm ho, phụ huynh có thể áp dụng ngay các bài thuốc dân gian sau để...

Bác sĩ Nhi chỉ ra những hành động bình thường của trẻ nhưng có thể khiến cha mẹ hốt hoảng...

Bác sĩ Trương Hữu Khanh sẽ giúp cha mẹ giải đáp nguyên nhân của những hành động thường gặp ở...

Bé nhiều dãi, lưỡi đẩy ra ngoài: Đây là lý do khiến nhiều mẹ giật mình

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lạc – Phó Giám đốc kiêm trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp...

4 yếu tố 'hậu thiên' cần đảm bảo để bé phát triển chiều cao vượt trội

Ngoài di truyền và quá trình phát triển trong bụng mẹ, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc chủ yếu...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình