Công dụng của trà với sức khỏe
Trà xanh có tác dụng trong việc kiểm soát quá trình trao đổi chất và hỗ trợ sản xuất lipid. Từ đó, giúp kiểm soát cân nặng.
Trà xanh có tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát lượng glucose và kiểm soát cân nặng.
Trà không chỉ có thể giúp giảm đau tiêu hóa ngay lập tức mà còn có thể giúp ích cho sức khỏe đường ruột và tiêu hóa theo thời gian. Ví dụ, tanin trong trà đen có thể có đặc tính kháng khuẩn nhẹ có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Trà xanh chứa L-theanine, một loại axit amin hoạt động phối hợp với caffeine để mang lại sự tăng cường năng lượng, tăng sự tỉnh táo và chức năng nhận thức. Bên cạnh đó, các loại trà có chứa caffein cũng có thể giúp tăng cường năng lượng nhẹ và cải thiện sự tỉnh táo cũng như chức năng nhận thức.
Một số loại trà như trà đen, trà xanh và trà dâm bụt, có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch và chúng có thể giúp hạ huyết áp, giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) và tăng cường chức năng tim mạch tổng thể.
Hai loại hoa ướp trà mang lại nhiều công dung
Hoa sen: Trà sen là đỉnh cao của nghệ thuật ướp trà với hoa truyền thống. Không phải đơn giản chỉ cho trà vào trong bông sen gói lại ủ qua 1 đêm hoặc 1 ngày là có thể thưởng thức được. Công việc ướp trà sen đòi hỏi rất cầu kỳ từ công đoạn chọn trà, thu hái sen, ướp trà và sấy khô.
Sen ướp trà phải là loại sen nhiều cánh bao bọc lấy nhụy hoa, gạo sen và hương sen. Hiện nay sen Hồ Tây là giống sen được đánh giá cao nhất trong việc ướp trà bởi hoa ở đây rất to, nhiều cánh, lượng gạo sen trong mỗi bông hoa thu được cũng nhiều hơn so với các vùng khác.
Trong trà lá sen có chứa hàm lượng nuciferin sẽ giúp ổn định huyết áp, hạ huyết áp và ngăn ngừa bệnh huyết áp cao. Trà lá sen có tác dụng giảm thiểu sự ngưng tụ tiểu cầu và cải thiện tuần hoàn máu cực kỳ tốt. Việc sử dụng trà này thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm mỡ trong máu hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng tai biến mạch máu não nên rất thích hợp sử dụng cho người cao tuổi.
Trong trà lá sen có chứa hợp chất Alkaloid, có tác dụng an thần và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Uống trà lá sen mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa stress cùng với căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.
Người thể trạng gầy yếu, người suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy nên thay thế nước lá sen bằng các loại nước giàu dinh dưỡng khác. Uống nước lá sẽ tạo cảm giác no khiến họ giảm tiêu thụ thực phẩm. Lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Người mới ốm dậy hoặc người bị bệnh sẽ lâu phục hồi.
Hoa nhài: thường nở vào mùa hè, mùi thơm của hoa nhài bay khắp nơi, lưu hương rất lâu. Người ta hái hoa nhài dùng để ướp trà hoặc làm dược liệu chữa bệnh.
Hoa nhài được lựa chọn là nhài quế thơm, bông nhỏ nhưng hương thơm đậm. Thu hoạch hoa nhài phải chọn thời điểm nụ từ màu xanh chuyển sang màu trắng đục như gạo nếp, nụ hoa căng tròn mũm mĩm (thời gian thu hoạch 2-4h chiều).
Tác dụng làm dịu của trà xanh kết hợp thêm hương thơm của hoa nhài giúp giảm stress, lo âu…ngoài ra còn giảm đau đầu, căng cơ, giảm nhịp tim.
Trà hoa nhài giàu các chất chống oxy hóa, giảm các gốc tự do hình thành trong cơ thể. Gốc tự do thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể, các gốc tự do có liên quan đến sự phát triển ung thư.
Khoa học đã chứng minh rằng trà hoa nhài có tác dụng giảm cholesterol, chất béo không lành mạnh trong cơ thể, đặc biệt giảm cholesterol xấu. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và tai biến mạch não.
Trà hoa nhài có tính kháng virus và kháng khuẩn. Súc miệng với trà hoa nhài có thể ngăn ngừa được bệnh. Uống trà hoa nhài cũng có thể giúp phục hồi bệnh nhanh hơn.
Trà hoa nhài tham gia vào sự hình thành những vi khuẩn có lợi cho cơ thể- đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Thật vậy nếu uống trà nhài mỗi ngày giúp cải thiện sức đề kháng của đường ruột, dự phòng các bệnh tiêu chảy cấp và mãn, các bệnh dạ dày….
Trà hoa nhài có tác dụng dự phòng bệnh đái đường-bệnh phổ biến trên thế giới. Thật vậy trà nhài giúp điều hòa đường máu và việc sản xuất insulin của tuyến tụy.
Lưu ý khi uống trà
Rất nhiều người có thói quen uống trà ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, trà có chứa axit tannic - chất có thể tác dụng với protein và sắt trong thức ăn. Hậu quả là ngăn cản sự hấp thụ các thành phần này.
Vì vậy, nên uống sau bữa ăn khoảng 15 - 20 phút. Tuy nhiên, vì nhiều loại trà có hàm lượng caffein cao, bởi vậy càng không nên uống sau bữa tối.
Trà có chứa axit tanic có thể gây ra tính axit. Người bị axit dạ dày nghiêm trọng có lẽ nên cố gắng tránh uống trà đậm vào buổi sáng khi bụng đói. Những người này, muốn uống trà vào buổi sáng, có thể pha thêm một chút sữa để giảm bớt tác động.
Nếu bạn thấy thèm một tách trà nóng sau bữa ăn tối, hãy chuyển sang trà thảo dược như trà hoa cúc. Nó có thể giúp bạn thư giãn sau một ngày dài làm việc và thậm chí có thể giúp thúc đẩy tinh thần sảng khoái, ngủ ngon hơn.
Hãm trà ở nhiệt độ không quá cao giúp giữ lại những lợi ích của trà. Uống trà vào khoảng 3 giờ chiều rất có lợi cho cơ thể. Đây là thời điểm giúp tăng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh.