Cách nhận biết gạo bị mốc
Gạo ngon thông thường sẽ có màu trắng đẹp mắt, một số loại gạo không được cà sạch sẽ có màu trắng, hơi đục.
Gạo khi ẩm sẽ có hiện tượng đổi từ trắng sang trắng ngà, vàng đục, sau thời gian lâu sẽ bám màu xanh của nấm mốc rất rõ.
Gạo mốc có ăn được không?
Gạo mốc hay các thực phẩm có hiện tượng nấm mốc thường là nơi sản sinh chất aflatoxin - một chất rất độc. Chúng không thể bị phân hủy ở nhiệt độ thường, chỉ suy giảm khi nấu trên 30 phút ở nhiệt độ 120°C.
Các nhà khoa học của Đại học Cornell (Mỹ) đã chứng minh được aflatoxin gây hội chứng ngộ độc gây nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê và tử vong do phù não và tim, gan, thận tích mỡ.
3 cách để phòng ngừa nấm mốc và mọt gạo
1. Rượu trắng có nồng độ cao trên 41 độ
Nhiều gia đình sử dụng xô đựng gạo, nó tương đối kín nên không bị côn trùng bò vào. Tuy nhiên, nếu muốn gạo không bị nấm mốc và mọt gạo xuất hiện, chỉ cần một chai rượu trắng có nồng độ cao.
Đầu tiên, bạn mua một chai rượu trắng, có nồng độ cao trên 41 độ, mở nắp, vùi chai vào trong xô gạo. Lưu ý để miệng chai lộ ra để gạo khỏi rơi vào rượu rồi đậy nắp lại, để nơi thoáng mát.
Rượu rất dễ bay hơi, cồn có tác dụng khử trùng, diệt côn trùng. Nhờ có mùi cồn giúp gạo không bị nấm mốc, mọt gạo cũng không xuất hiện.
2. Tiêu
Tiêulà thuốc diệt nấm tự nhiên, có mùi hắc, mọt gạo rất khó chịu với mùi này nên có tác dụng xua đuổi côn trùng, đồng thời diệt vi khuẩn.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một túi vải mỏng, hoặc một cái khẩu trang 2 lớp cắt 1 đầu, cho tiêuvào, cột lại, vùi ở 4 góc thùng gạo. Sau đó để thùng gạo nơi thoáng mát, thông gió, gạo sẽ không bị sâu bọ, nấm mốc phát triển.
3. Tỏi
Trong tỏi còn có một chất là allicin, là một loại “penicillin tự nhiên” có thể tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Tỏi có vị cay, mùi hắc và có tác dụng đuổi côn trùng rõ rệt.
Bạn hãy lấy một íttỏi cho vào thùng gạo, để nằm rải rác, sau đó để nơi thoáng mát sẽ giúp gạo không bị mốc và côn trùng.