Anne Gürtler và nhóm nghiên cứu của cô từ Khoa Da liễu và Dị ứng tại Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich, Đức, đã phân tích mẫu máu của 100 người lớn bị mụn để xác định nguyên nhân. Người ta thấy rằng 94% người tham gia có lượng axit béo omega-3 trong máu thấp. Xét theo trung bình thì ít hơn 8-11% so với lượng khuyến nghị.
Những bệnh nhân có lượng axit béo omega-3 thấp thì lại có mức IGF-1 (yếu tố tăng trưởng giống insulin, gây ra mụn trứng cá) cao. Đặc biệt, những người có mức độ axit béo omega-3 thấp (dưới 4%) đã tiết quá nhiều hormone IGF-1. Nhóm nghiên cứu ước tính rằng axit béo omega-3 không chỉ làm giảm IGF-1 mà còn làm giảm mụn trứng cá bằng cách kích thích cơ thể sản xuất prostaglandin E1 · E3 và leukotriene B5 - là những chất chống viêm.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét chế độ ăn uống của những người tham gia. Những người tham gia thường xuyên ăn đậu xanh và đậu lăng nhưng không tiêu thụ dầu hướng dương có lượng axit béo omega-3 cao hơn. Dầu hướng dương đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước đây, dầu hướng dương khiến cho tình trạng mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn.
Axit béo omega-3 có nhiều trong các loại hạt như quả óc chó, hạt lanh và hạt cây gai dầu, các loại cá như cá thu, cá hồi và cá ngừ, các loại rau lá xanh như cải xoăn, tía tô và dầu hạt lanh.
Tiến sĩ Gertler nói: “Các bác sĩ lâm sàng cũng nên cung cấp cho bệnh nhân thông tin về chế độ ăn uống hợp lý để giảm mụn trứng cá trong quá trình điều trị mụn. Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để nói về hiệu quả giảm mụn của thuốc có bổ sung Omega-3 và chúng ta cần nghiên cứu thêm về vấn đề này."
Kết quả của nghiên cứu này đã được trình bày tại Hội thảo Khoa học Da liễu và Các bệnh lây truyền qua đường tình dục Châu Âu (EADV) được tổ chức gần đây.