Phụ Nữ Sức Khỏe

Bài thuốc chữa bách bệnh từ cà tím

Cà tím là loại thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Cà tím không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn rất bổ dưỡng.

Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà pháo cà dừa, cà bát vỏ tím. Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy qua. Tên khoa học: Solanum melongema, họ cà.

Cà tím không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.

- Chữa viêm phế quản cấp: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài, gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thủy.

- Bảo vệ răng chắc, sạch, chống hôi miệng. Chế kem cà tím: Muối trộn cà tím với tỷ lệ 5 cà - 1 muối ngâm trong ít nhất 3 ngày với nước nóng xấp mặt, ép vỉ tre, để chỗ tối. Lấy cà ra để ráo nước phơi trong mát cho khô, bỏ vào chảo rang cháy, tán thành bột. Cất để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy bàn chải nhúng ướt, dùng thìa sạch múc bột cà đổ lên bàn chải để đánh răng (kinh nghiệm của dân gian Nhật).

Người Mỹ dùng hỗn hợp cà muối chữa có hiệu quả các bệnh sâu răng, lợi viêm có mủ, bằng cách lấy tay sạch hoặc que bông tẩm bột chấm xát vào chỗ tổn thương. Để chữa bệnh này còn có thể chỉ dùng cuống của quả cà đốt tồn tính để chấm vào răng.

- Chữa viêm gan vàng da: Dùng quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm - cà, ăn liên tục nhiều ngày.

- Chữa táo bón: Hàng ngày lấy khoảng 100-200g cà tím nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.

- Chữa tiểu bí: Dùng hạt sắc uống để lợi tiểu.

- Chữa đái ra máu: Sắc quả cà tím cả cuống để uống.

- Chữa cao huyết áp: Dùng 3 quả cà tím dài, nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm hai nửa, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.

- Chữa chứng bị cục sưng to ở bụng, bệnh sốt rét: Lấy 100-250g cà tím nấu chín ăn trong ngày, cần ăn hàng ngày nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Kiêng kỵ: Theo sách cổ cà tím tính rất lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, hay đi ngoài lỏng khi cần dùng nên thận trọng hơn. Không nên dùng khi quả cà dập nát! Ăn càng tươi càng tốt.

Theo Thanh Thu/ Khỏe & Đẹp

Tin liên quan

Món ăn, bài thuốc giúp sáng mắt

Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can...

Món ăn bài thuốc phòng trị chóng mặt

Chóng mặt là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Trong y học cổ truyền, chóng mặt thuộc phạm...

Món ăn bài thuốc tốt cho người bệnh tim mạch

Người bệnh tim mạch thường e ngại các món ăn được chế biến từ thịt lợn, nhất là phủ tạng...

Món ăn, bài thuốc trị chứng chuột rút

Theo Đông y, chuột rút là do thiếu vi lượng, chủ yếu là thiếu canxi, kali, kẽm… và một số...

Món ăn thuốc chữa chứng tê mỏi khắp người

Chứng tê mỏi khắp người Đông y còn gọi là “ma mộc”, thuộc phạm vị chứng thấp tý trong y...

10 món ăn bài thuốc trị đái tháo đường

Đái tháo đường, đông y gọi là chứng tiêu khát. Việc ăn uống đúng cách rất quan trọng để điều...

Món ăn thuốc cho người sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh thường gặp. Nguyên nhân là do các chất khoáng trong nước tiểu không thể tự...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 5 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình