Hoạt động tiêu hóa của trẻ sơ sinh luôn tạo ra hơi trong bụng bé. Nếu bé không thể đưa lượng hơi này ra ngoài, phần bụng sẽ cứng và căng lên gây khó chịu cho phần bụng dưới. Trong tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé vẫn đang từng bước hoàn thiện.
Biểu hiện của tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh là khi sờ thử bụng của bé, bạn sẽ thấy bụng cứng và căng lên, có, xì hơi nhiều lần trong ngày; Phân thường lỏng và màu không giống bình thường, hoặc trẻ thường co chân lên sau đó duỗi ra, cong lưng.
Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Đầy bụng ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và cha mẹ có thể hoàn toàn tự chăm sóc con tại nhà. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ đúng nguyên, cách chăm sóc trẻ đúng cách khi con bị đầy bụng.
Thực chất, đầy bụng ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và cha mẹ có thể hoàn toàn tự chăm sóc con tại nhà. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ đúng nguyên, cách chăm sóc trẻ khi con bị đầy bụng.
Mẹ cho trẻ bú sai cách, bé ngậm không kín ti mẹ nên bé bú phải nhiều không khí hơn sữa mẹ là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Hoặc có thể do bé bú không liên tục, ngắt quãng nhiều. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, phải dùng miệng để thở, trẻ khóc nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng. Bên cạnh đó, một số mẹ cho con bú bình cũng làm trẻ dễ gặp phải triệu chứng đầy hơi, do nuốt nhiều hơi trong sữa.
Chăm sóc trẻ bị đầy bụng
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trường khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I (TP.HCM) chia sẻ, thông thường nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng là hiện tượng phổ biến, do chế độ dinh dưỡng sai lầm. Do đó, cha mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ thì tình trạng đầy bụng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn cho con một loại men tiêu hóa phù hợp trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Ngoài ra, massage bụng cũng giúp kích thích ruột đào thải hơi thừa, giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.
Hạn chế cho trẻ sơ sinh bú mẹ quá no, hãy cho trẻ bú từng chút một và chia nhỏ ra nhiều cữ trong ngày.
Cho trẻ bú đúng tư thế để phòng tránh việc trẻ nuốt không khí vào bụng quá nhiều, khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên bị đầy bụng thì mẹ nên xem lại khẩu phần ăn của mình có chứa những món gây ra tình trạng đầy bụng ở trẻ hay không.
Cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ sơ sinh chưa đủ 6 tháng tuối. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý khâu vệ sinh thực phẩm khi chế biến cho trẻ để phòng tránh nhiễm khuẩn.
Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng có kèm theo các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, táo bón nhiều ngày, quấy khóc khó dỗ, nôn ra máu hoặc trong phân có máu,…Nếu thấy xuất hiện tình trạng đầy hơi kèm các dấu hiệu như thế, mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.