Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ Khanh giải đáp: Bệnh nền kiểu gì thì tiêm Covid-19 ở cộng đồng an toàn, không phải ra bệnh viện

Rất nhiều người thắc mắc, không biết những đối tượng như nào thì được tiêm vắc xin ngoài cộng đồng. Và bệnh nền như nào thì phải tiêm ở bệnh viện để kiểm soát?

Việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 đang được tiến hành gấp rút ở các địa phương trên cả nước. Thông thường, với những trường hợp khỏe mạnh, không rơi vào các đối tượng đặc biệt thì được tiêm tập trung ở cộng đồng, tại các Trạm Y tế xã. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bắt buộc phải tiêm ở bệnh viện hoặc TTYTDP.

Trên báo NLD, bạn đọc Nguyễn Mỹ (TP HCM) hỏi: ''Trong xóm tôi nhiều người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường... vẫn được tiêm Covid-19 mũi 1 ở một trường học khi về rất khỏe, trong khi một số khác lại buộc tiêm ở bệnh viện. Vậy mũi 2 làm sao biết bệnh nền có đủ an toàn khi tiêm cộng đồng?"

Trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) trả lời:

Chỉ có bệnh nền không ổn định mới cần cẩn trọng khi tiêm chủng và cũng không phải tình huống chống chỉ định.

Bệnh nền ổn định là người bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường, suyễn, bệnh tuyến giáp... uống thuốc đều, kiểm soát tốt, vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường. Những người này tiêm ở cộng đồng vẫn an toàn, không sao hết.

Nhóm cần thận trọng là người bệnh nền không ổn định, là những người có uống thuốc nhưng vẫn phải ra vô bệnh viện hoài.

Một số dấu hiệu nguy hiểm sau khi tiêm Covid-19

Bộ Y tế lưu ý, khi thấy một trong 8 dấu hiệu sau, người được tiêm vaccine COVID-19 cần liên hệ đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện:

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

-  Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

- Toàn thân:

  • Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường
  • Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn.
  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

F0 đã âm tính rồi có thể rơi vào 'cơn bão cytokine' không, BS Khanh lý giải cho mọi người...

‘Cơn bão cytokine’ là thuật ngữ được nhắc tới liên tục trong những ngày này. Để hiểu rõ hơn về...

Thực phẩm tốt và không tốt cho thận

Những người mắc bệnh thận mãn tính cần đặc biệt chú ý đến đế độ ăn kiêng trong từng giai...

Mẹo cực hay đánh bay cơn đau bụng kinh

Đau bụng kinh có chứa các tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung cho nên...

Gan nhiễm mỡ, kẻ thù lớn của chống lão hóa

Gan nhiễm mỡ có nguy cơ trở thành xơ gan và ung thư gan rất cao và từ trước...

Thói quen chống lão hóa từ khi mới sinh

Quá trình lão hóa được bắt đầu từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Dinh dưỡng và tinh...

Động kinh là gì? Đặc trưng, xét nghiệm và phương pháp điều trị bệnh động kinh có xuất hiện triệu...

Các cơn động kinh thường xuất hiện từ lúc còn nhỏ. Biểu hiện là co giật, tay chân co quắp,...

Tiêm vắc-xin trễ ngày lại thay bằng loại khác, có giảm tác dụng không: Bác sĩ Khanh trả lời

Rất nhiều người có chung câu hỏi, nếu tiêm vắc xin trễ ngày lại thay bằng loại khác thì có...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình