Phụ Nữ Sức Khỏe

F0 đã âm tính rồi có thể rơi vào 'cơn bão cytokine' không, BS Khanh lý giải cho mọi người hiểu rõ

‘Cơn bão cytokine’ là thuật ngữ được nhắc tới liên tục trong những ngày này. Để hiểu rõ hơn về ‘cơn bão cytokine’ cũng như những liên quan tới các F0, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Những ngày này, thuật ngữ ‘cơn bão cytokine’ được nhiều người nhắc tới. Bởi nữ ca sĩ Phi Nhung vừa qua đời cũng do ‘cơn bão cytokine’, biến chứng nặng nề của nCoV.

Trước khi qua đời, cô bị đông đặc phổi, hoại tử 1 phần phổi kèm hội chứng cơn bão cytokine và suy đa tạng cơ quan.

Thật ra mà nói thì không phải tới Phi Nhung mới có tính trạng này. Trước đó cũng có không ít trường hợp bị cơn bão cytokine (một trong những trường hợp mà chắc mọi người đều nhớ đó là BN 91 Phi công người Anh), các chuyên gia cũng từng lên tiếng cảnh báo về tình trạng này ở người trẻ.

Do đó, khi nghe tới cơn bão cytokine khiến nữ ca sĩ qua đời, nhiều người không khỏi bàng hoàng, sợ hãi vì không biết tại sao nó lại xuất hiện ở những người trẻ như vậy. Rồi có những người lo lắng rằng sau khi âm tính rồi thì có khi nào lại ‘đi’ vì gặp cơn bão cytokine không.

Liên quan tới thắc mắc này, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã có những chia sẻ.

'Cơn bão cytokine đã có từ lâu rồi' nhưng ít người biết tới

Theo BS. Khanh chia sẻ trên ZingNew: Cơn bão cytokine không hề lạ với người làm nhiễm trùng, vì không phải riêng dịch nCoV mới có cơn bão cytokine mà tất cả bệnh lý nhiễm trùng đều có thể có cơn bão cytonkine.

‘Cơn bão cytokine đã được mô tả từ rất lâu rồi, từ thời mà có bệnh dịch hạch, người ta đã phát hiện ra nó làm tổn thương nhiều cơ quan. Rồi sau đó vào những năm một ngàn chín trăm chín mươi mấy thì người ta mới mô tả kỹ hơn về cơn bão này ở những người bị nhiễm trùng nặng’, BS. Khanh giải thích.

Ông Khanh nhận định: Cơn bão cytokine này nó không chỉ xuất hiện ở những người bị nhiễm trùng mà còn có ở những người bị ung thư giai đoạn cuối, những người bị bệnh lý tự miễn. Và như chúng ta nói: ở người bị nhiễm trùng mà phải lọc máu thì chính là để chữa cơn bão cytokine này.

‘Do đó, mọi người nên nhớ rằng: cơn bão cytokine này nó không có lạ gì hết nhất là ở những người bị nhiễm trùng nặng và một số bệnh khác nằm trong nhóm bệnh lý tự miễn. Vì thế, nếu mọi người nghe tới cơn bão cytokine thì cũng đừng hoảng loạn quá’, BS. Khanh nhấn mạnh.

Cơn bão cytokine xảy ra do nguyên nhân nào? Có triệu chứng gì?

BS Khanh phân tích: Cơn bão cytokine xảy ra khi cơ thể chúng ta sản xuất ra những hóa chất trung gian. Bình thường, hóa chất này là để kìm chế các tác nhân gây bệnh. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt, chúng ta sản xuất ra quá nhiều hoặc là ngay sau khi tác nhân gây nhiễm trùng biến mất, cơ thể lại tiếp tục sản xuất ra. Một khi sản xuất ra quá nhiều như vậy thì nó ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau. Thậm chí, nó nhiều tới mức mà người ta gọi là cơn bão, nó sẽ tổn thương những nơi nào mà tồn tại những cái chất đó.

‘Nói tóm lại thì ban đầu nó là thứ có lợi nhưng sau đó dư thừa quá nhiều nên gây ảnh hưởng tới cơ thể của mình’, vị bác sĩ này lý giải.

Bác sĩ Khanh cho hay: Cytokine xảy ra ở giai đoạn sau khi virus ‘đánh nhau’ với cơ thể. Thường thì khi cơ thể nhiễm virus, trong 4 – 5 ngày đầu, cơ thể sẽ tạo ra để đẩy nó ra nên rất hiếm khi nào mà cơn bão cytokine xuất hiện vào lúc mà mình đang ‘đấu’ với virus. Mà phải chờ khi cơ thể đã chiến thắng virus rồi, cơn bão cytokine mới xảy ra.

Triệu chứng của cơn bão cytokine được mô tả khá đa dạng: sốt rất cao, khó thở, khi xét nghiệm sẽ thấy chỉ số thay đổi. Khi gặp cơn bão cytokine thì khó khăn nhất là chúng ta không biết được nó do chính nó bội nhiễm thêm như chính cách vi khuẩn đang làm việc. Hay là vì một yếu tố nào khác.

Tuy nhiên, khi chúng ta nghe thấy cơn bão cytokin thì hãy hết sức bình tĩnh.

Khi F0 gặp cơn bão cytokine, bác sĩ ban đầu sẽ dùng một loại kháng viêm rất mạnh. Sau đó, thì là lọc máu, song song với đó là có thể sử dụng một số loại thuốc, song song đó là có thể sử dụng một loại thuốc là kháng thể đơn dòng để ngăn chặn cơn bão tiếp tục chuyển biến xấu.

Tuy nhiên, những loại thuốc này lại có tác dụng phụ không mong muốn là khiến tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. Vì thế, nếu là người bình thường đừng nên suy nghĩ nhiều quá về cơn bão cytokine này, hãy để bác sĩ giải quyết, càng suy nghĩ chỉ khiến bản thân bạn thêm lo lắng.

Ở những bệnh nhân nặng đã có kết quả âm tính thì có thể gặp cơn bão cytokine không?

Đối với câu hỏi này, BS Khanh chia ra 2 trường hợp:

+ Những F0 mà có kết quả âm tính, tình trạng của bản thân tốt, không bị sốt gì cả,ăn uống được, thở được: Không cần phải suy nghĩ gì về cơn bão cytokine. Bởi, cơn bão cytokine bao giờ cũng có triệu chứng đi kèm, nên bạn không nên nghĩ quá nhiều làm gì cho mệt.

+ Đối với những F0 bị nặng: Cơn bão cytokine có thể xuất hiện sau đó và đặc biêt là có thể do bội nhiễm sau đó nữa. Chúng ta biết là một cái nhiễm trùng mà sau khi bị nhiễm virus thì thường vi khuẩn dễ kháng thuốc. Cũng chính cái vi khuẩn kháng thuốc đó khi mà nặng nó cũng có thể tạo ra cơn bão cytokine.

Từ đó, bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người rằng: Khi nghe đâu đó có người mất, người ta mô tả về cơn bão cytokine thì cũng là chuyện bình thường. ‘Người ta thường mô tả cái đó để cho thấy tiên lượng nặng thôi và nên nhớ là không phải bất cứ người nào có cơn bão cytokine thì đều qua đời cả.

Nói chung, nó chỉ là một trong những nguyên nhân gây qua đời ở bệnh nhân nCoV hoặc người bị bệnh nhiễm trùng nặng thôi. Thế nên đừng nghe tới cơn bão cytokine là mình cũng tưởng tượng tới việc bản thân sẽ bị cơn bão cytokine’, BS. Khanh khuyến cáo.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Thực phẩm tốt và không tốt cho thận

Những người mắc bệnh thận mãn tính cần đặc biệt chú ý đến đế độ ăn kiêng trong từng giai...

Mẹo cực hay đánh bay cơn đau bụng kinh

Đau bụng kinh có chứa các tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung cho nên...

Gan nhiễm mỡ, kẻ thù lớn của chống lão hóa

Gan nhiễm mỡ có nguy cơ trở thành xơ gan và ung thư gan rất cao và từ trước...

Thói quen chống lão hóa từ khi mới sinh

Quá trình lão hóa được bắt đầu từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Dinh dưỡng và tinh...

Động kinh là gì? Đặc trưng, xét nghiệm và phương pháp điều trị bệnh động kinh có xuất hiện triệu...

Các cơn động kinh thường xuất hiện từ lúc còn nhỏ. Biểu hiện là co giật, tay chân co quắp,...

Tiêm vắc-xin trễ ngày lại thay bằng loại khác, có giảm tác dụng không: Bác sĩ Khanh trả lời

Rất nhiều người có chung câu hỏi, nếu tiêm vắc xin trễ ngày lại thay bằng loại khác thì có...

Chuyên gia BV Nhi đồng 1: Điều quan trọng nhất phụ huynh cần nhớ nếu con thành F0

Trẻ nhiễm SARS-CoV-2 đa phần không có triệu chứng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

2 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

2 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

2 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình