Bà bầu uống nước sâm dứa được không?
Trà sâm dứa là một loại đặc sản miền Trung được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt người dân Đà Nẵng thường sử dụng trà sâm dứa làm nước giải khát chống lại cái nắng gay gắt của mùa hè.
Trà sâm dứa sản phẩm được sản xuất từ những búp trà non chất lượng kết hợp với lá dứa, hoa lài, hương thảo mọc tự nhiên tạo cho trà sâm dứa có hương vị rất đặc trưng với vị đắng hậu ngọt, vị chát của búp trà xanh và mùi thơm thơm dịu của lá dứa. Rất phù hợp cho việc giải khát và tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể uống sâm dứa trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý đến nguồn gốc của nguyên liệu cũng như độ an toàn vệ sinh thực phẩm, không nên uống quá ngọt hoặc bỏ quá nhiều đá lạnh.
Bà bầu uống nước sâm bí đao được không?
Bí đao là loại quả chứa rất giàu nước, hàm lượng natri thấp, không chất béo. Trong 100g bí đao có khoảng 19mg canxi, 0.4g protid, 0.3mg sắt cùng nhiều carotein, B1, B2, B3, C,..
Sâm bí đao là một trong các loại nước mát mùa hè được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi tính ngọt mát, tác dụng thanh nhiệt, đồng thời đây còn là bài thuốc trị táo bón, lợi tiểu hiệu quả cho các mẹ trong thời gian mang thai.
Bà bầu uống nước sâm được không? Có thể thấy, bà bầu hoàn toàn có thể uống sâm bí đao trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý loại thức uống này không phù hợp với những mẹ có huyết áp thấp, cơ địa hàn.
Để nấu nước sâm bí đao thơm ngon, mẹ mua khoảng 1kg bí đao, 10g thục địa, 10g lá dứa. Bí đao không gọt vỏ đem rửa sạch, cắt miếng vuông to, lá dứa rửa sạch và bó lại. Trộn hỗn hợp bí đao, thục địa, lá dứa với 2 lít nước, cho thêm ít muối đem đun lửa nhỏ. Sau khoảng 2 giờ thì lọc lấy phần nước và bỏ đường phèn nấu cho đến khi tan thì tắt bếp. Mẹ đã có một nồi sâm bí đao thơm ngon, thanh nhiệt.
Bà bầu uống nước sâm bông cúc được không?
Không chỉ là thức uống được yêu thích mùa hè bởi tính thanh lọc, hạ hỏa mà loại nước mát còn giúp an thần, giảm cảm giác căng thẳng ở mẹ bầu. Bà bầu uống nước sâm bông cúc rất tốt cho sức khỏe.
Mẹ cần chuẩn bị khoảng 150g bông cúc khô, 150g nhãn nhục. Đem ngâm riêng hai loại này trong 15 phút. Vớt bông cúc cho vào nồi đun sôi cùng khoảng 1.5 lít nước.
Sau đó lọc lấy phần nước và trộn hỗn hợp với tô nước nhãn nhục đã ngâm. Vì vị bông cúc có tính nhẫn, khi nấu các mẹ nên cho thêm khoảng 150g đường phèn và đung đến khi sôi thì tắt bếp.
Loại nước mát này có thể khắc phục chứng mất ngủ ở mẹ bầu, ngừa mụn, trị đau họng. Vị của bông cúc hơi nhẫn nhẹ nên khi nấu cho thêm nhãn nhục sẽ rất ngon. Mẹ nên dùng khi còn nóng hoặc ấm sẽ ngon hơn.
Bà bầu uống nước sâm rong biển được không?
Rong biển là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Ngoài việc chứa nhiều iot, rong biển còn cung cấp vitamin B2, DHA và các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trong rong biển có chứa chất giúp ngăn ngừa khuyết tật thai nhi. Thành phần axit và alginic được tìm thấy trong thực phẩm này có tác dụng ngăn ngừa độc tố từ máu mẹ vận chuyển vào bào thai.
Ở Nhật, người ta coi rong biển như một vị thuốc chống phóng xạ và giải độc tố cho cơ thể. Sử dụng rong biển trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và khiếm khuyết về gen có thể xảy ra.
Ngoài ra, bà bầu uống sâm rong biển còn giúp kích thích co bóp của ruột nhằm thúc đẩy quá trình bài tiết và đi tiêu đều đặn, mẹ bầu có thể sử dụng rong biển để nấu với đậu xanh hoặc thạch. Đây là những thức uống khá bổ dưỡng và thanh mát trong ngày hè nóng nực.
Bà bầu có nên uống nước mía lau?
Nước mía lau là thức uống giải nhiệt vô cùng quen thuộc nhưng ít ai biết đến giá trị dinh dưỡng đối với bà bầu. Trong mía có đến 70% là đường tự nhiên, cung cấp các protein, carbohydrate, chất béo, gần 30 axit hữu cơ, các vitamin và khoáng chất. Theo Đông y, nước mía lau có tính ngọt thanh, vị lạnh có tác dụng chữa nhiều bệnh.
Các chuyên gia cho rằng đây là một loại thức uống lý tưởng với mẹ bầu trong những ngày hè nắng nóng. Mẹ bầu có thể bắt đầu uống từ những tháng đầu thai kỳ giúp giảm đi cảm giác lo lắng, căng thẳng và giảm đi các triệu chứng của ốm nghén.
Ở những tháng giữa thai kỳ, uống nước mát còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Mẹ bầu uống khoảng 200ml/ngày, 2 lần/ngày trong các tháng cuối thai kỳ còn có tác dụng bổ sung thêm dinh dưỡng để nuôi thai nhi.
Bà bầu uống nước râu ngô
Râu ngô giàu các thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, K, C. Theo Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi mật.
Ngoài tác dụng đó, mẹ bầu uống râu ngô trong thời gian mang thai còn giúp chữa nhiều bệnh như sỏi đường tiết niệu, bệnh huyết áp, bệnh loãng máu, xơ gan, viêm da, viêm đại tràng, đặc biệt uống nước râu ngô còn giúp phòng bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu. Để pha chế nước râu ngô, mẹ rửa sạch bắp và để nguyên vỏ đem đi luộc, sau đó lọc lấy nước để uống.
Bà bầu uống nước đậu đen rang
Đậu đen giàu chất xơ, chứa nhiều protein, các loại vitamin, khoáng chất như vitamin A, chất sắt, canxi, mangan. Flavonoid có trong đậu đen là thành phần có vai trò như các chất chống oxy hóa và các chất axit béo omega 3.
Nước đậu đen rang không chỉ là thức uống giúp mẹ bầu thỏa cơn khát ngày hè mà con tốt cho thai nhi, vừa có tác dụng bổ huyết lại giúp tăng cường sức khỏe, giải độc, giảm cảm giác lo lắng trong thời gian mang thai và nhiều lợi ích trong làm đẹp như da trắng, giữ dáng.
Dễ dàng để có một ly nước đậu đen rang với các 2 bước như sau: Mẹ đem đậu đen đi rang, sau đó lấy phần đậu được rang đem nấu với nước cho đến khi hơi sắc thì lọc lấy phần nước để uống. Mẹ có thể dùng khi còn ấm để giữ lại dinh dưỡng nhiều hơn hoặc dùng với đá đều được.
Bà bầu uống nước gạo lứt cũng rất tốt
Trong danh sách các loại nước giải nhiệt cho bà bầu, mẹ không nên bỏ qua nước gạo lứt. Nước gạo lứt có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình thanh lọc máu, giúp bà bầu nhanh lấy lại làn da hồng hào sau sinh.
Cách pha nước gạo lứt khá đơn giản, các mẹ đem rang khoảng 100g gạo lứt, đợi đến khi ngửi thấy mùi thơm thì tắt bếp. Sau đó, pha lượng gạo lứt này với 2 lít nước và nấu cho đến khi gạo chín mềm, các mẹ có thể cho thêm một ít muối trước khi chuẩn bị tắt bếp.
Tiếp theo, mẹ lọc lấy phần nước để uống, bà bầu nên dùng nóng sẽ ngon và phát huy công dụng nhiều hơn.
Bà bầu uống nước đậu xanh được không?
Bà bầu uống nước sâm được không đặc biệt là nước nấu từ đậu xanh? Một ly nước đậu xanh trong ngày hè nắng nóng là lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ bầu giải nhiệt. Theo Đông y, đậu xanh có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc, điều hòa ngũ tạng, chữa các bệnh về nhiệt...
Các mẹ rửa sạch khoảng 200g đậu xanh và pha với lượng nước vừa đủ, đem đun trong khoảng 10 phút đến khi sôi thì tắt bếp. Đậy nắp tiếp 10 phút, sau đó lọc lấy phần nước để uống. Nếu khẩu vị thích ngọt, mẹ có thể cho thêm một ít đường phèn.
Bà bầu uống nước sâm được không không còn là nỗi lo lắng của mẹ. Các loại nước sâm nhìn chung rất tốt cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu nên lưu ý an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như hạn chế uống quá ngọt và sử dụng nhiều đá lạnh.