Nội dung bài viết
Nhiều mẹ bầu thèm mận đến phát điên nhưng đành phải nuốt nước bọt chẳng dám ăn, nghe đâu các cụ bảo ăn mận nóng, không tốt cho phụ nữ mang thai. Bà bầu có được ăn mận không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em.
1. Ăn mận có tốt cho bà bầu không?
Mận là loại trái cây có hàm lượng năng lượng thấp, nhưng lại rất mọng nước. Vì vậy nên mận được xếp vào danh sách trái cây chống béo phì cho bà bầu.
Thêm vào đó còn có hàm lượng chất xơ cao giúp cho cơ thể hấp thụ lượng đường vào trong máu một cách từ từ, ngăn ngừa trường hợp tăng insulin trong máu.
Câu trả lời cho “bà bầu có được ăn mận không?” là được nhưng bà bầu phải biết ăn đúng cách mới phát huy hết tác dụng của loại trái cây này.
Cùng điểm qua các tác dụng của quả mận đối với bà bầu:
Hỗ trợ hấp thu sắt
Đây là lợi ích tuyệt vời của quả mận bắc đối với bà bầu, vì vậy mẹ bầu còn băn khoăn “bà bầu có được ăn mận hà nội không” thì hãy yên tâm.
Theo các nghiên cứu, quả mận giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả do lượng vitamin C dồi dào. Với bà bầu, đây là điều tuyệt vời bởi cả thai kỳ bầu đều cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể.
Giảm ốm nghén
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn mận không? Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, đa số các bà bầu đều gặp tình trạng ốm nghén, khó chịu do những thay đổi trong cơ thể. Một vài trái mận hậu trước bữa ăn hằng ngày sẽ giúp mẹ giảm đáng kể các triệu chứng của ốm nghén, đây cũng là một điểm cộng của mận hậu so với mận miền Nam.
Kích thích tiêu hoá
Dù ăn nguyên trái hay ép nước uống thì các loại vitamin của trái cây này đều có tác dụng điều trị nóng trong, ăn khó tiêu, kích thích tiêu hóa ở mẹ bầu.
Thêm một tác dụng nữa của quả mận hậu đó là chống táo bón hiệu quả. Trong Đông y, mận hậu được sử dụng như một loại thuốc chữa táo bón cho phụ nữ mang thai. Bà bầu nếu để tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và có nguy cơ bị trĩ cao, gây đau đớn mỗi khi đi vệ sinh. Vì vậy, cách tốt nhất là bổ sung chất xơ hằng ngày bằng trái cây và rau củ.
Ngăn ngừa sinh non
Mận hậu còn giúp hạn chế tình trạng sinh non nhờ hàm lượng magie rất cao. Đây là một khoáng chất giúp hạn chế co thắt tử cung, điều hòa các cơ và phòng chống nguy cơ phải sinh non hiệu quả.
Với những lợi ích tuyệt vời của trái mận hậu miền Bắc, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu có được ăn mận bắc không”.
Bên cạnh trái mận miền Bắc thì ở miền Nam cũng có một loại trái cây đồng tên, chúng ta thường gọi là trái roi hoặc mận miền Nam để phân biệt hai loại quả này.
Các mẹ bầu phân vân có ăn được mận miền Nam không cũng rất nhiều. Quả mận miền Nam cũng có vô vàn lợi ích đối với phụ nữ mang thai không kém gì mận miền Bắc.
Ngăn ngừa tình trạng mất nước
Mất nước khi mang thai có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm như đau đầu, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể dẫn đến sinh non trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mận chứa hơn 93% là nước, thích hợp để bà bầu bổ sung lượng nước cho cơ thể, nhất là trong những ngày hè nóng nực.
Tốt cho mắt của mẹ và thai nhi
Mận được dùng trong các thực phẩm bổ sung vitamin, đặc biệt là nguồn bổ sung vitamin A cho cả thai phụ và thai thi. Giúp cải thiện, phát triển thị lực cho cả mẹ lẫn con. Chỉ cần một mình mẹ ăn là cả hai mẹ con được lợi, vậy nên ăn mận là việc rất nên làm.
Tốt cho hệ tim mạch
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng trong mận giúp giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
Bảo vệ làn da mẹ bầu
Mận chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A và C, giúp làn da mẹ bầu trở nên sáng mịn hồng hào.
Những công dụng trên chắc chắn đã giải đáp được câu hỏi “bà bầu có được ăn mận không?
2. Bà bầu ăn mận cần lưu ý điều gì?
Với những tác dụng tuyệt vời kể trên, mẹ bầu có thể yên tâm mua mận về để thưởng thức mà không còn lo lắng nữa. Tuy nhiên, khi ăn mận các mẹ bầu cũng cần lưu ý những điểm sau:
Không nên ăn quá nhiều: Vì bên trong mận có chứa hàm lượng axit khá cao, nên khi đói mà ăn nhiều mận có thể làm khó chịu cho bao tử. Ăn nhiều có thể làm sinh nhiệt, gây ra mụn và là điều mà không mẹ nào mong muốn.
Ngâm muối trước khi ăn: Bầu chỉ nên ăn 5 - 10 quả mận mỗi ngày và nên ngâm nước muối loãng khoảng 15 - 20 phút trước khi ăn.
Quả mận miền Nam thường bị thối úng trong ruột vì bị phun hóa chất, đồng thời rốn quả là nơi dễ tích tụ bụi và côn trùng như sâu, kiến... Do đó, trước khi ăn chúng ta cần ngâm nước muối thật kỹ.
Không nên gọt vỏ khi ăn: Chất chống oxy hóa trong mận thường tập trung nhiều ở phần vỏ. Vì vậy khi ăn, mẹ bầu không nên gọt vỏ, nên rửa sạch và ngâm qua nước muối.
Vì mận có vị chua, chát nên rất hợp với chấm muối ớt. Tuy nhiên, đồ ăn mặn và cay không được khuyến khích cho bà bầu, vì thế hãy hạn chế chấm nhiều muối và không nên ăn quá cay.
3. Mẹo hay lựa chọn mận ngon
Với mận miền Bắc:
Hằng năm cứ khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 dân tình lại nhộn nhịp vì một mùa mận mới bắt đầu. Mận chính vụ thì thường sẽ rơi vào giữa tháng 5 nên lúc này là mận ngon nhất.
Chị em nhớ chọn những quả mận tươi, ngon, đẹp mắt, không bị bầm, dập, sâu thối. Mận ngon thường có lớp vỏ căng mọng, nhẵn bóng. Nếu trên quả mận còn phủ lớp phấn trắng, cuống còn xanh là mận tươi. Những trái mận xen cả màu xanh và đỏ thường ngon hơn vì vừa có vị chua, vừa có vị ngọt.
Với mận miền Nam:
Trái roi có quanh năm, tuy nhiên thời điểm ra hoa chính vụ của mận bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Đây là thời điểm cho ra trái ngon và chất lượng nhất, nổi tiếng nhất phải kể đến trái mận An Phước được trồng ở các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Nên chọn những trái mận có vỏ ngoài căng bóng, không bị dập, nát. Đặc biệt, mẹ bầu nên ưu tiên những trái còn nguyên cuống, lá.
Mận có nhiều tác dụng tích cực đối với bà bầu. Vì vậy, các chị em đừng ngần ngại bổ sung loại trái cây này vào bữa ăn hằng ngày của mình, cách ăn đúng sẽ giúp các mẹ bầu vừa ăn được loại trái cây mình thích, lại vừa phát huy được lợi ích đối với sức khỏe.