Bà bầu có ăn cà tím được hay không?
Theo dân gian truyền miệng bà bầu không nên ăn cà tím, vì khi ăn sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Vậy thực hư của chuyện này là như thế nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu trong lúc mang thai vẫn có thể ăn cà tím. Bởi cà tím chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol và rất dồi dào chất xơ, vitamin K, folate, kali, phốt pho cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu khác. Các chất dinh dưỡng này rất tốt cho quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn với một lượng vừa phải mà thôi.
7 lợi ích khi bà bầu ăn cà tím
- Thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi: Cà tím là một nguồn cung cấp tuyệt vời các dưỡng chất như vitamin A, B, E,... vốn rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, cà tím còn chứa các khoáng chất thiết yếu như kali, đồng, sắt và mangan để giúp duy trì điện giải, tăng cường cung cấp máu, số lượng huyết sắc tố đáng kể.
- Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Folate đóng vai trò thiết yếu đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi và khả năng nhận thức. Bà bầu ăn cà tím với lượng vừa sẽ giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hoặc những bệnh lý liên quan.
- Điều hòa đường huyết: Bà bầu ăn cà tím có thể giúp kiểm soát sự gia tăng lượng đường trong máu và hỗ trợ kiểm soát đường huyết nếu chẳng may mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Cà tím chứa một lượng chất xơ dồi dào giúp giảm táo bón và cải thiện quá trình cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Bà bầu ăn cà tím còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai hoặc hội chứng ruột kích thích ở mẹ bầu.
- Bảo vệ tế bào khỏi tổn thương: Vỏ cà tím chứa một hợp chất hữu cơ anthocyanin có tên nasunin. Đây là chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi tình trạng tổn thương do gốc tự do gây nên. Đồng thời, chất này còn giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ lượng sắt dư thừa, vốn liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư tăng cao.
- Làm giảm cholesterol xấu: Khi bà bầu ăn cà tím có thể làm giảm mức cholesterol có hại và tăng mức cholesterol tốt trong máu, từ đó giúp phụ nữ mang thai có một trái tim khỏe mạnh.
- Kiểm soát tăng huyết áp: Bioflavonoid có trong cà tím giúp hạ huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch cũng như ngăn ngừa nguy cơ biến chứng khi mang thai, chẳng hạn tiền sản giật.
4 điều cần tránh khi bà bầu ăn cà tím
Tuy ăn cà tím có nhiều lợi ích cho bà bầu là vậy, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn mà bà bầu nào cũng nên biết để đàm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.
- Tăng nguy cơ chuyển dạ sớm: Trong cà tím có chứa hàm lượng phytohormone khá cao, có khả năng kích thích kinh nguyệt và giúp chữa các vấn đề kinh nguyệt như vô kinh. Tuy nhiên, cà tím còn có chứa toxoplasmosis, 2 chất này nếu ăn với lượng quá nhiều sẽ làm thúc đẩy chuyển dạ sớm khiến bà bầu sinh non.
- Tăng nguy cơ sinh non: Cà tím nếu không được rửa và làm sạch đúng cách trong khi chế biến cũng có thể gây nhiễm khuẩn cho bà bầu. Bởi vì trong môi trường trồng cà tím thường có sự hiện diện của bệnh nhiễm ký sinh trùng toxoplasma trong đất trồng.
- Tính axit cao: Cà tím có thể kích hoạt các vấn đề về axit và thậm chí gây khó chịu dạ dày khi mang thai.
- Gây khó tiêu: Nếu ăn cà tím chưa được nấu chín kỹ sẽ dễ làm phát sinh những vấn đề tiêu hóa không mong muốn trong giai đoạn nhạy cảm này.