Phụ Nữ Sức Khỏe

Sự thật bất ngờ về việc phụ nữ mang thai ăn cay, nhiều công dụng nhưng ăn thế nào cho đúng?

Trong giai đoạn mang thai, nhiều chị em thắc mắc thói quen ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Ăn thế nào để tốt cho sức khỏe cả mẹ và con.

 

Khi mang thai, phụ nữ sẽ thay đổi khẩu vị và bắt đầu thích ăn hoặc ngửi một vài món ăn khác lạ, có người lại chuyển sang thích ăn cay hay rất cay. Nhiều người cho rằng đồ ăn cay có hại cho sự phát triển của thai nhi, bà bầu ăn cay khi mang thai là không nên, nhưng thực tế hoàn toàn khác với những gì chúng ta nghĩ.

Bà bầu ăn cay được không là thắc mắc của không ít người. Nhưng may mắn thay, những món ăn cay nóng lại không ảnh hưởng đến con bạn. Tuy nhiên, một lời cảnh báo nhỏ từ một nghiên cứu cho thấy, ăn một số loại thực phẩm trong thai kỳ có thể làm thay đổi nước ối.

 Ăn một số loại thực phẩm trong thai kỳ có thể làm thay đổi nước ối. Ảnh minh họa: Internet.

Việc ăn cay quá nhiều có thể sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ khác nhau. Do vậy, mẹ bầu nên hạn chế các loại đồ ăn quá cay, còn những món cay vừa phải thì hoàn toàn bình thường. Không những vậy, với những mẹ bầu không mắc phải chứng trào ngược axit, bệnh trĩ hay những bệnh về dạ dày thực quản thì việc ăn cay sẽ mang đến khá nhiều lợi ích. 

Những lợi ích khi mẹ bầu ăn cay 

Kích thích sự phát triển thị giác của bé trong tương lai: Thành phần capsaicin được biết đến là chất tạo nên vị cay trong ớt, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu. Khi mẹ bầu ăn ớt có chứa vitamin A sẽ giúp duy trì thị lực, thành phần vitamin C giúp bảo vệ mắt. Ngoài ra, trong thành phần ớt hay những thực phẩm cay cũng rất giàu vitamin B6, lutein, zeaxanthin, beta-carotene và lycopene, hỗ trợ phát triển thị giác của thai nhi.

Giúp mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cho thai nhi: Chất capsaicin làm tăng cường sự trao đổi chất, có khả năng đốt cháy chất béo. Mẹ bầu ăn đồ ăn cay chứa capsaicin sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất. Chính điều này sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ bầu để đốt cháy calo, hấp thụ calo được cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.

Hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư: Thành phần capsaicin cũng có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư. Khi ăn cay, chất này sẽ giúp ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, thậm chí làm chết tế bào ung thư mà không gây những tổn hại đến các tế bào xung quanh.

Thành phần capsaicin cũng có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư. Ảnh minh họa: Internet.

Phụ nữ mang thai ăn cay đúng cách

Mặc dù ăn nhiều đồ cay không có hại cho em bé nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu cho bạn như: ợ chua, khó tiêu và khó chịu sau đó. Nếu bạn không quen ăn đồ cay, quá trình mang thai khiến bạn thèm ăn ớt, bạn nên bắt đầu từ từ.

Bà bầu không nên sử dụng thực phẩm cay với số lượng lớn hoặc thường xuyên trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó bạn cần đảm bảo rằng luôn uống đủ nước. Chuẩn bị thức ăn đặc biệt là thức ăn cay một cách an toàn bằng cách lựa chọn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời cần rửa tay sau khi xử lý ớt cũng như thực phẩm cay. Ngoài ra:

- Nên mua đồ cay như ớt về tự chế biến đảm bảo an toàn, không nên mua các loại bột ớt, bột cay chế biến sẵn.

- Khi nấu món ăn nên cho gia vị cay vào sau khi đã nấu chín giúp giảm vị cay. Ngoài ra, mẹ bầu chỉ nên dùng 1 loại đồ cay, nếu dùng ớt thì không nên dùng hạt tiêu.

- Khi ăn cay mẹ nên kết hợp với món ăn có tính hàn để trung hòa. Những món như thịt vịt, cá, khổ qua, ngó sen, măng đều là thực phẩm hàn, lý tưởng để ăn cùng món cay.

- Nên bổ sung nhiều món có chất xơ như ngô, khoai, gạo lứt, rau xanh… để phòng ngừa chứng nóng dạ dày, đường ruột và táo bón khi ăn cay quá nhiều.

- Bổ sung các món canh, súp, các loại trà… giải nhiệt. Ăn nhiều trái cây bổ sung vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp trung hòa tính cay nóng trong cơ thể.

 

Thiên Di (Tổng hợp)

Tin liên quan

Bà bầu ăn rau cải được không? Mẹ bầu nên ăn rau cải nào?

Bà bầu ăn rau cải được không? Rau xanh luôn là nhóm thực phẩm hàng đầu được khuyến khích nên...

Bà bầu ăn thanh long được không? Lợi ích khi mẹ bầu ăn thanh long

Bà bầu ăn thanh long được không? Thanh long là một trong những loại trái cây nhiệt đới, chứa nhiều...

Bà bầu ăn cá lóc được không? Lợi ích của cá lóc dành cho mẹ bầu

Bà bầu ăn cá lóc được không? Cá lóc hay còn gọi là cá tràu, cá quả. Phụ nữ mang...

Bà bầu ăn đậu phộng được không?

Bà bầu ăn đậu phộng được không? Đậu phộng hay còn được gọi là củ lạc, là một trong các...

Bà bầu ăn gừng được không? Dùng gừng lúc nào là tốt nhất?

Bà bầu ăn gừng được không? Gừng không đơn thuần chỉ là gia vị quen thuộc trong nhà bếp mỗi...

Tổng hợp những loại nước ép tốt cho bà bầu và thai nhi, mẹ nên uống thường xuyên để có...

Để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian thai nghén mẹ nên nhớ bổ sung các...

Bà bầu đi chùa đầu năm dễ bị "bắt con": Mê tín hay khoa học?

Theo quan niệm dân gian, bà bầu không nên đi chùa vì đi lễ đền chùa ảnh hưởng đến thai...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

15 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

15 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

15 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

19 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

19 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình