Không đơn thuần là một loại gia vị phổ biến, hành tây còn là một món ăn và hầu hết ai cũng biết cách sử dụng nó. Sự ưa thích của hành tây tùy thuộc vào mỗi người nhưng không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của hành tây, đặc biệt là đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn hành tây trong thai kỳ. Không những vậy, việc ăn hành tây còn có thể giúp kích thích vị giác giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra nhờ có hàm lượng dinh dưỡng phong phú cùng vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng thiết yếu, hành tây được công nhận như một loại dược liệu điều trị bệnh.
Bà bầu ăn hành tây để tăng cường hệ miễn dịch: Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất để thai nhi phát triển toàn diện. Hành tây là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Dưỡng chất này là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn trong thời gian mang thai.
Hỗ trợ giải độc cơ thể: Cơ thể và sức khỏe mẹ bầu khi mang thai thường rất nhạy cảm. Bên cạnh việc nạp dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau thì cơ thể mẹ cũng có thể nạp phải những loại kim loại nặng, ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi. Trong hành tây có chứa các loại axit amin gồm cysteine và methionine mang tác dụng loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Cải thiện tiêu hóa là lợi ích khi ăn hành tây: Mẹ bầu ăn hành tây sẽ bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, hành tây cũng được đánh giá là thực phẩm chứa một lượng chất xơ dồi dào. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ tiêu hóa bà bầu, đồng thời dưỡng chất này cũng giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai.
Hỗ trợ làm giảm táo bón: Trong thành phần của hành tây rất giàu inulin - một loại chất xơ có vai trò hoạt động giống như prebiotic thực phẩm bổ dưỡng được các lợi khuẩn ưa thích. Vì thế, Inulin sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý, khi mang thai, bạn chỉ nên ăn hành tây với lượng vừa phải, nếu ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa, sức khỏe của bạn và bé cưng trong bụng có thể bị ảnh hưởng.
- Chỉ nên ăn hành tây khi đã nấu chín, không nên ăn hành tây sống sẽ dẫn đến tình trạng chướng bụng, khó tiêu.
- Không nên ăn nhiều và liên tục do hàm lượng lưu huỳnh và chất gây cay lachrymatory trong hành tây khá cao, ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ợ nóng, nôn mửa.
- Khi bị dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy hay khó thở thì nên dừng ăn hành tây, tránh nguy cơ sốc phản vệ do dị ứng, gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi.