Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của chị em phụ nữ. Chị em luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, lo lắng và dễ chịu tác động từ yếu tố bên ngoài. Nếu như tâm trạng của mẹ bầu không tốt thường xuyên sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi. Để giúp chị em có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem bà bầu buồn khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không nhé.
Như đã nói trên, trong thời gian mang thai, mẹ bầu dễ dàng chịu tác động từ yếu tố bên ngoài. Tâm lý mẹ lúc này luôn cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Nếu như gặp chuyện gia đình, vợ chồng, kinh tế ... sẽ càng làm mẹ mệt mỏi hơn. Lúc này, tâm trạng mẹ sẽ buồn và khóc nhiều. Tinh thần xấu không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ mà còn tác động đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Mẹ buồn khóc con dễ bị dị tật bẩm sinh
Qua nhiều cuộc nghiên cứu và quan sát trong thực tế cho thấy rằng, ở tháng thứ 2 của thai kỳ, vòm miệng và hàm của thai nhi đang được hình thành. Nếu ở giai đoạn này mẹ thường xuyên khóc lóc, lo lắng thì sẽ làm gia tăng cảm xúc đột ngột và có thể gây ra các biến chứng cho trẻ sau này. Thường là bị dị tật bẩm sinh như sứt môi hay hở hàm ếch.
Bà bầu khóc nhiều khiến thai chậm phát triển
Dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì tâm trạng của người mẹ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến em bé đang hình thành trong bụng. Ở những tháng cuối thai kỳ, việc người mẹ luôn lo lắng, buồn rầu và khóc lóc sẽ làm cho lượng máu lưu thông kém, không kịp cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi con sinh ra thường sẽ nhẹ ký hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn. Ngoài ra, trẻ còn bị kém thông minh và chậm phát triển sau này.
Nguy cơ sinh non khi mẹ bầu buồn và khóc nhiều
Trong thời gian mang thai, cảm xúc của mẹ không tốt nhiều và liên tục có thể dẫn đến hiện tượng bị chảy máu, sinh non và bong nhau non. Việc khóc lóc, lo sợ, mệt mỏi kèm bị trầm cảm là những mối nguy tiềm ẩn. Một số trường hợp mẹ sẽ còn nghĩ quẩn và đi phá thai.
Mẹ buồn khóc ảnh hưởng đến trẻ sau sinh
Không chỉ trong thời gian mang thai, giai đoạn sau sinh trẻ còn phải hứng chịu những hệ quả mà mẹ buồn, khóc lóc đã để lại. Đầu tiên, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, ngủ kém, bị rối loạn tiêu hóa, khó thích ứng với thay đôi môi trường sống. Đồng thời, sau này, trẻ sẽ hình thành tính cách nhút nhát, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người lạ và còn chậm phát triển hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Làm gì để mẹ không buồn khóc khi mang thai?
Yếu tố tâm lý bất ổn là điều không thể tránh khỏi trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này để chăm sóc sức khỏe của mẹ và đảm bảo sự phát triển tốt của thai nhi.
Gia đình, người thân chính là điểm quan trọng giúp cho chị em mang thai có thể cải thiện được tâm trạng của mình. Người thân hãy thường xuyên trò chuyện với chị em, tư vấn tâm lý cũng như biết cách tạo tiếng cười khi đang nói chuyện. Bằng cách này, chị em sẽ không lo nghĩ về những muộn phiền của cuộc sống nữa và lúc này tinh thần sẽ ổn định hơn.
Kèm với đó, mẹ bầu cũng nên biết cách tạo niềm vui cho mình bằng các hình thức như đi dạo, xem phim, đọc báo, gặp gỡ bạn bè, chơi trò giải trí phù hợp.
Ngoài ra, mẹ cũng chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya để giữ cho tinh thần luôn trong trạng thái tươi đẹp nhất.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết được bà bầu buồn khóc có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào rồi. Đồng thời cũng có biện pháp đơn giản để giúp mẹ vui tươi hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các gia đình nhé.