Phụ Nữ Sức Khỏe

Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu

Từ khi đỗ vào trường chuyên, M. (15 tuổi, ở Hà Nội) luôn áp lực vì xung quanh các bạn đều học giỏi. Sợ đứng nhóm cuối lớp, nữ sinh này học thâu đêm. Thấy con sụt cân nhanh, mắt đờ đẫn, bố mẹ đưa M. đi khám tâm lý.

"Nữ sinh này thức thâu đêm để học, không có tư tưởng làm gì khác, thậm chí không thiết tha ăn uống", Tiến sĩ Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ, ngày 19/9.

Suốt 9 năm qua, M. luôn là học sinh giỏi, là niềm hy vọng của gia đình, thầy cô. Chia sẻ với bác sĩ, M. cho biết từ khi vào lớp 10 trường chuyên, em luôn cảm thấy có quá nhiều sự cạnh tranh vì các bạn đều là học sinh giỏi, trong khi chương trình học ngày càng khó.

Càng ngày, nữ sinh càng thấy lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ và luôn trong tình trạng ngủ không sâu giấc. Để bố mẹ không phát hiện ra bất thường, M. luôn giấu bố mẹ, cố tỏ ra bình thường. Tuy nhiên, gần đây bố mẹ nhận thấy con gái ngày càng gầy, giảm cân không rõ lý do, ánh mắt đờ đẫn mệt mỏi, nên lo lắng đưa trẻ đi khám.

Tại Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị rối loạn lo âu liên quan đến áp lực học tập.

Bác sĩ Vinh cho hay gia đình và nhà trường không nên đặt nặng thành tích quá mức để tránh áp lực đối với trẻ. Ảnh: VietNamNet

Theo bác sĩ Vinh, trong năm 2022, khoa tiến hành nghiên cứu về các rối loạn tâm lý ở học sinh tại một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội (từ lớp 6 đến lớp 9) cho thấy các biểu hiện lo âu ở trẻ chiếm tỷ lệ 38%, tiếp theo là stress với 33% và trầm cảm là 26,1%.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong các trẻ đến khám và điều trị vì các biểu hiện lo âu, trầm cảm và căng thẳng, nhiều trẻ được đánh giá ngoan, học tập khá giỏi.

Theo bác sĩ Vinh, áp lực học tập có thể xuất phát do nhà trường, gia đình đặt nặng thành tích cho trẻ. Đôi khi chính do bản thân trẻ vì không muốn thua kém bạn bè, đặt ra những yêu cầu cao hơn so với khả năng của mình.

"Điều này khiến trẻ dễ bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi thậm chí trầm cảm", bác sĩ Vinh cho hay. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ căng thẳng, áp lực học tập

Theo bác sĩ Vinh, trẻ căng thẳng, áp lực do học tập thường có các dấu hiệu thay đổi về tâm lý như: Căng thẳng, lo lắng, giảm hứng thú trong học tập, cô lập bản thân và không muốn giao tiếp với bạn bè và mọi người. Dần dần trẻ đánh mất niềm vui trong học tập, sợ đi học và không muốn đến trường.

Các biểu hiện cần lưu ý như mệt mỏi, mất ngủ, học kém tập trung, ăn uống kém. Nếu vấn đề này kéo dài có thể dẫn đến các rối loạn về tâm lý như lo âu, trầm cảm,… hoặc các bệnh lý về thể chất như suy nhược cơ thể, sụt cân.

Ở mức độ trầm cảm, lo âu, trẻ thường có hành vi và cảm xúc bất thường, như hay cáu gắt hoặc khóc lóc vô cớ, mệt mỏi, buồn chán, không giao tiếp với mọi người,… Trẻ có biểu hiện mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, chán ăn, bỏ ăn.

Ngoài ra, trẻ hay có các triệu chứng cơ thể như đau bụng, đau đầu, đau ngực, tim đập nhanh, lo lắng quá mức, luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp.

Làm gì để giúp trẻ giảm căng thẳng, áp lực?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng khoa Sức khoẻ vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương:

- Gia đình và nhà trường không nên đặt nặng thành tích quá mức để tránh các áp lực đối với trẻ. Cần đánh giá đúng năng lực của trẻ để đưa ra chương trình học tập và mục tiêu phù hợp, hợp lý.

- Gia đình và thầy cô giáo cần gần gũi và lắng nghe trẻ để biết được mong muốn và nguyện vọng về học tập của trẻ.

- Ngoài học tập, luôn đảm bảo cho trẻ được có các hoạt động cân bằng, thư giãn như tham gia vui chơi giải trí, chơi thể thao, các hoạt động dã ngoại,..

Nhằm phát hiện sớm trẻ căng thẳng, áp lực học tập, bác sĩ Vinh cho hay, khi trẻ có các triệu chứng như trên, gia đình nên chủ động đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo Minh An/Vietnamnet

Tin liên quan

Thuốc lá gây tử vong cho một nửa số người sử dụng

Hiện nay hơn 41% nam giới tại nước ta hút thuốc lá, so với năm 2015 con số này có...

Đạp xe có tốt cho sức khoẻ không?

Đạp xe là hình thức hoạt động được nhiều người yêu thích và lựa chọn, vậy đạp xe có tốt...

Coi chừng mất thị giác, loạn thị nặng vì sụp mi bẩm sinh

Sụp mi bẩm sinh tuy không gây mù mắt nhưng có thể làm giảm (mất) chức năng thị giác do...

Bí quyết của những người sống thọ nhất thế giới

Okinawa (Nhật Bản) được xếp vào vùng xanh hay Blue Zones, là ngôi nhà của những người phụ nữ sống...

Bé gái 9 tuổi khó thở, hôn mê sâu do đái tháo đường hiếm gặp

Bé gái 9 tuổi ở Hà Tĩnh nhập viện với triệu chứng hôn mê, khó thở, thở nhanh nông. Bệnh...

10 kỹ năng cha mẹ nên dạy con từ khi còn nhỏ nếu muốn thành công dài hạn trong tương...

Giáo dục không phải là dạy trẻ một số kiến ​​thức mà cần chú trọng nuôi dưỡng, kích thích động...

4 việc làm thường xuyên khiến buồng trứng tổn thương

Buồng trứng rất quan trọng nhưng lại rất dễ bị tổn thương, mắc bệnh bởi những hành vi nhỏ nhặt...

Tin mới nhất

Cận cảnh tình trạng nước cạn đáy, gần 200 tấn cá chết thối, nổi trắng hồ Sông Mây

4 giờ trước

Giá xăng tăng tiến sát 25.000 đồng/lít kể từ chiều ngày 2/5/2024

4 giờ trước

Thử thách tìm 5 quả dứa trong căn phòng cổ điển: Nếu làm được chứng tỏ bạn có kĩ năng...

4 giờ trước

Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu trò mời nước pha thuốc an thần khiến nạn nhân mê man rồi...

4 giờ trước

Mất việc, bị bỏ rơi giữa đèo Hải Vân, đôi nam nữ gặp điều bất ngờ giữa đêm tối

4 giờ trước

Người phụ nữ bị vu oan bán 500 nghìn/ 3 quả dứa: “Ở quê người ta bảo tôi tham, bán...

4 giờ trước

Lưu luyến Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024

7 giờ trước

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Vàng SJC có thể giảm sâu sau kỳ nghỉ lễ

11 giờ trước

Sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’, hàng chục triệu người dân miền Bắc mừng ‘rơi nước mắt’ đón tin...

11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình