Phụ Nữ Sức Khỏe

Coi chừng mất thị giác, loạn thị nặng vì sụp mi bẩm sinh

Sụp mi bẩm sinh tuy không gây mù mắt nhưng có thể làm giảm (mất) chức năng thị giác do tầm nhìn bị hạn chế gây nhược thị, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.

Nguy cơ giảm thị lực, loạn thị

Sinh con ra đã bị mắt to mắt bé nhưng nghe lời khuyên của ông bà, chị Thảo (27 tuổi, Bắc Ninh) chưa bao giờ đưa con gái đi kiểm tra mắt. Đến khi con 5 tuổi, mỗi lần muốn nhìn lên bé đều phải ngửa cổ, rướn trán. Quan sát kỹ chị còn thấy đầu con hơi nghiêng về một bên. Đi khám bác sĩ kết luận, bé không chỉ bị sụp mi bẩm sinh mà còn kèm theo lác ngoài.

An Huy (8 tuổi, Ninh Bình) cũng bị sụp mi bẩm sinh. Nhiều lần định đưa con đi khám nhưng nghĩ con trai, lại thấy chỉ là yếu tố thẩm mỹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập nên bố mẹ Huy chần chừ. Trước thềm năm học mới, An Huy mới được đi khám mắt thì phát hiện con đã bị loạn thị nặng và nhược thị do sụp mi bẩm sinh.

Theo Bác sĩ Lưu Thị Thiều Hoa – Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, sụp mi bẩm sinh là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường khi nhìn thẳng, chiếm khoảng 50 – 70% các trường hợp sụp mi.

Nguyên nhân chủ yếu là do bất thường về cơ, bao gồm rối loạn, thay đổi kết cấu của các sợi cơ nâng mi, dẫn đến suy giảm (hoặc gần như không có) chức năng của cơ nâng mi. Hiếm gặp hơn, sụp mi bẩm sinh có thể do gián đoạn dẫn truyền thần kinh – cơ.

Bác sĩ khuyến cáo không nên chủ quan với tình trạng sụp mi ở trẻ nhỏ

Trẻ bị sụp mi bẩm sinh thường xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt nhỏ hơn bình thường ngay từ khi mới sinh. Nếu sụp mi nhẹ, không kèm theo triệu chứng bất thường khác thì trẻ có thể nheo mắt, nháy mắt khi tập trung quan sát. Nếu sụp mi nặng có thể kèm theo các dấu hiệu như ngửa cổ, rướn trán khi nhìn, thị lực kém. Dù là thể nhẹ hay nặng, sụp mi vẫn tiềm ẩn nguy cơ giảm thị lực do đó không nên chủ quan.

Coi chừng các bệnh lý nguy hiểm

Cũng theo Bác sĩ Lưu Thị Thiều Hoa, rất nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan với tình trạng sụp mi bẩm sinh, cho rằng chỉ là yếu tố thẩm mỹ. Trẻ bị sụp mi nếu không được thăm khám sớm có thể gây ra tật khúc xạ cao ở mắt ngay từ những năm tháng đầu đời, thường gặp nhất là loạn thị dẫn đến nhược thị.

Sụp mi nặng có thể còn che kín bờ đồng tử gây giảm (mất) thị lực, hoặc gây ra tình trạng lệch đầu vẹo cổ (do trẻ phải ngửa cổ kéo dài để quan sát), kèm theo lác ngoài, hạn chế vận nhãn lên trên – xuống dưới – vào trong. Trong một số trường hợp, sụp mi cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III, hội chứng Horner…

Trẻ bị sụp mi bẩm sinh cha mẹ không nên chủ quan, tốt nhất nên đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt. Ảnh minh hoạ.

Không phải tất cả các trường hợp bị sụp mi đều cần phẫu thuật. Đối với sụp mi bẩm sinh, phẫu thuật được chỉ định ở những trường hợp mi che vào diện đồng tử, gây ảnh hưởng chức năng thị giác. Những trường hợp sụp mi khác sẽ phải điều trị sụp mi theo nguyên nhân gây bệnh. Sau khi điều trị ổn định bệnh toàn thân liên quan đến tình trạng sụp mi (như sau điều trị bệnh nhược cơ, u não, chấn thương liệt dây thần kinh III,…) mắt vẫn còn sụp mi thì có thể phải can thiệp phẫu thuật.

"Tùy theo từng tình trạng bệnh nhân, độ tuổi, chức năng cơ nâng mi, các tổn thương đi kèm để quyết định thời điểm và phương pháp điều trị, phù hợp nhất cho trẻ", bác sĩ Thiều Hoa khẳng định.

Vì vậy, trẻ bị sụp mi bẩm sinh cha mẹ không nên chủ quan, tốt nhất nên đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt để có phương án điều trị thích hợp.

Theo Mai Anh/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Bí quyết của những người sống thọ nhất thế giới

Okinawa (Nhật Bản) được xếp vào vùng xanh hay Blue Zones, là ngôi nhà của những người phụ nữ sống...

Bé gái 9 tuổi khó thở, hôn mê sâu do đái tháo đường hiếm gặp

Bé gái 9 tuổi ở Hà Tĩnh nhập viện với triệu chứng hôn mê, khó thở, thở nhanh nông. Bệnh...

10 kỹ năng cha mẹ nên dạy con từ khi còn nhỏ nếu muốn thành công dài hạn trong tương...

Giáo dục không phải là dạy trẻ một số kiến ​​thức mà cần chú trọng nuôi dưỡng, kích thích động...

4 việc làm thường xuyên khiến buồng trứng tổn thương

Buồng trứng rất quan trọng nhưng lại rất dễ bị tổn thương, mắc bệnh bởi những hành vi nhỏ nhặt...

Trẻ 6-7 tuổi dậy thì sớm, chuyên gia cảnh báo nhiều nguy cơ

Theo các bác sĩ, dậy thì sớm khiến trẻ không phát triển tối ưu chiều cao, thể chất, cũng như...

Bé gái mới học lớp 4 đã có vòng ngực 95 cm: Chuyên gia cảnh báo nhiều nguy cơ của...

Bé gái 9 tuổi, học lớp 4 nhưng cơ thể đã có những sự phát triển vượt trội khi so...

Bé gái 1 tuổi nổi đầy nốt rộp, đau đớn dữ dội, suýt tử vong vì nụ hôn nguy hiểm...

Cô bé đã phải nằm viện 4 ngày sau khi bị một người họ hàng hôn lên miệng.

Tin mới nhất

Thử thách tìm ra khuôn mặt người trong 9 giây: Nếu làm được bạn sẽ là một trong những thiên...

3 giờ trước

Những thông tin quan trọng cần biết để bảo vệ sức khỏe sau khi Hà Nội ghi nhận ca ho...

6 giờ trước

Tự đấu nối pin cũ đồ chơi dẫn đến phát nổ, cháu bé 8 tuổi dập nát bàn tay

6 giờ trước

Xót xa đôi vợ chồng già mất hai cây vàng vì tin lời đối tượng giả làm từ thiện

6 giờ trước

Áp xe buồng trứng, nhiễm trùng huyết suýt chết vì hóc xương cá

21 giờ trước

Cùng tạo hình tóc đỏ, Dương Mịch – Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ bị mỹ nhân đình đám này vượt...

21 giờ trước

Lời kể của người đầu tiên phát hiện bé trai 2 tuổi mất tích: Cháu bé khá tỉnh táo nhưng...

21 giờ trước

Bé gái 2 tuổi bỏng nặng do nước sôi từ bình siêu tốc đổ vào mặt

21 giờ trước

Vụ 11 em học sinh nghi ngộ độc do ăn kẹo lạ: Người phụ nữ bán kẹo trước cổng trường...

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình