Phụ Nữ Sức Khỏe

Ăn trứng có liên quan tới cholesterol và bệnh tiểu đường không?

Nhiều người cho rằng, ăn trứng, đặc biệt là với lòng đỏ có thể dẫn đến lượng cholesterol và lượng đường trong máu cao hơn. Điều này liệu đúng hay sai?

Trứng rất bổ dưỡng và được coi là nguồn cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác rẻ tiền. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lòng đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một quả trứng nguyên quả có hai thành phần chính là lòng trắng trứng, chủ yếu là protein và lòng đỏ, phần màu vàng hoặc cam, rất giàu chất dinh dưỡng.


Các nghiên cứu cho thấy trứng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mà ngược lại cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần tổng thể. Ảnh: Pexels

Theo các bác sĩ, sở dĩ trứng đôi khi cũng bị coi là không tốt cho sức khỏe là do lòng đỏ có chứa nhiều cholesterol, một chất sáp có trong thực phẩm. Theo USDA, hai quả trứng lớn nguyên quả chứa khoảng 411mg cholesterol và ngược lại, cùng một lượng thịt đỏ có khoảng 78mg.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu và chuyên gia cho rằng trứng có hàm lượng cholesterol cao không nhất thiết có nghĩa là chúng có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu của bạn.

Ăn trứng ảnh hưởng đến mức cholesterol như thế nào?

Theo các chuyên gia, gan của bạn sản xuất cholesterol với số lượng lớn như một chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động tối ưu của cơ thể. Và khi bạn ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như trứng, gan của bạn sẽ giảm khả năng sản xuất, vì phần lớn chất này đến từ chế độ ăn uống của bạn, theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI).

Các nghiên cứu cũng cho biết ăn lòng đỏ trứng hàng ngày không làm thay đổi đáng kể cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (có hại) hoặc HDL (có lợi), hoặc tỷ lệ cholesterol toàn phần so với HDL ở người trưởng thành có dấu hiệu sớm của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, theo PubMed.

Ngoài protein và choline, trứng còn chứa nhiều axit omega-3 giúp giảm mức chất béo trung tính. Vì vậy, ăn trứng thường xuyên cũng có thể an toàn cho những người đang mắc bệnh tim, theo NCBI.

Trứng có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Nhiều nghiên cứu cho rằng trứng còn cải thiện độ nhạy insulin, yếu tố chính ở những người mắc bệnh tiền tiểu đường. Một nghiên cứu được công bố trên PubMed cho thấy ăn tới 7 quả trứng trong một tuần không làm tăng đáng kể dấu hiệu bệnh tiểu đường loại 2 ở cả người mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Bạn nên ăn bao nhiêu quả trứng?

Các bác sĩ cho biết ăn một hoặc hai đến ba quả trứng mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng điều này tùy thuộc vào từng người. Ở mức tiêu thụ này, mọi người có thể mong đợi những thay đổi tối thiểu về mức cholesterol của họ, theo Times Now.

Theo Nhật Linh/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong

Nhiều người có thói quen bổ sung vitamin để tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, thực tế họ không biết...

2 thói quen sai lầm khi chăm sóc ‘vùng kín’ dễ gây viêm nhiễm, chị em cần bỏ ngay để...

Nếu vẫn còn chăm sóc ‘cô bé’ theo 2 cách này chị em sẽ đối mặt với nhiều căn bệnh...

Đoán bệnh từ bàn chân: Ai có đặc điểm này thì xin chúc mừng vì bạn đang có sức khỏe...

Rất nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết đến những điều 'kỳ diệu' của bàn chân, bộ phận này không...

Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc

Cư dân mạng đang lan truyền cách đóng gói đồ, thực phẩm cứu trợ lũ lụt miền Bắc bằng phương...

Chuyên gia tiết lộ bí quyết để có giấc ngủ ngon

Giấc ngủ ngon đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp cải thiện tâm trạng, tăng...

Thực hiện thói quen uống cà phê này giúp cuộc sống bạn luôn lành mạnh

Theo dõi lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày, uống cà phê không đường, giờ uống cà phê... là những thói...

Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ

Phụ nữ ở trong môi trường ngập lụt có dễ bị viêm nhiễm âm đạo. Vấn đề này tuy rất...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình