Phụ Nữ Sức Khỏe

Ăn mì chính thế nào để vừa ngon vừa an toàn?

Một số người sợ ăn món ăn có mì chính vì có cảm giác nhức đầu, tê miệng, buồn nôn sau khi ăn. Nhiều người lại thích cho mì chính khi chế biến vì thức ăn có vị ngọt đậm đà hơn. Vậy, mì chính là gì và nên ăn thế nào để an toàn cho sức khỏe?

Mì chính (bột ngọt) là gia vị phổ biến trong chế biến thức ăn. Nhiều người cho biết họ cảm thấy món ăn sẽ không ngon nếu không nêm mì chính. Vậy mì chính có tác dụng gì?

1. Mì chính là gì?
Mì chính là một dạng axit glutamic, một axit amin có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên khác nhau. Về mặt hóa học, bột ngọt là một loại bột kết tinh màu trắng giống như muối ăn hoặc đường. Nó kết hợp natri và axit glutamic.

Axit glutamic thực hiện nhiều chức năng trong cơ thể như hình thành protein. Axit glutamic là tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh axit gamma-aminobutyric (GABA). GABA có nhiều trong hệ thần kinh và đóng một vai trò quan trọng trong việc ức chế, hoặc tín hiệu làm dịu.

Axit glutamic có sẵn trong cơ thể chúng ta và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Ngày nay bột ngọt được sản xuất bằng quá trình lên men của tinh bột, củ cải đường, đường mía...

Khi một protein có chứa axit glutamic bị phân hủy, chẳng hạn thông qua quá trình lên men, nó sẽ trở thành glutamate. Glutamate kích hoạt các thụ thể vị giác, tạo ra vị ngon, ngọt được gọi là umami.

Bột ngọt (mì chính) là một loại bột kết tinh màu trắng.

2. Mì chính có tác dụng gì?
Bột ngọt - mì chính là phụ gia thực phẩm được dùng nhiều nhất trong chế biến thực phẩm công nghiệp và chế biến các món ăn tại nhà.

Hầu hết thực phẩm chúng ta ăn thông thường hàng ngày đều chứa glutamate như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, rau củ quả... Do vậy chúng ta đều đã hấp thu chất này thông qua các loại thực phẩm. Và glutamate có đặc tính tự nhiên là mang lại vị ngọt, ngon cho món ăn.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, do thành phần chính của mì chính là glutamate, một loại axit amin phổ biến giúp cấu tạo nên protein trong cơ thể sống. Mì chính có vị umami hay còn gọi là vị ngọt thịt, giúp làm nên vị ngon cho thực phẩm, giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.

Vị ngọt có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như rau củ.

3. Ăn nhiều mì chính có an toàn không?
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, mì chính nói chung là an toàn để tiêu thụ. Trên thực tế, nó đã có sẵn một cách tự nhiên trong cơ thể con người.

Theo cơ quan này, trong nhiều năm, FDA đã nhận được báo cáo về các triệu chứng như đau đầu và buồn nôn sau khi ăn thực phẩm có chứa mì chính. Những báo cáo về tác động bất lợi này đã khiến FDA yêu cầu nhóm khoa học độc lập - Liên đoàn các Hiệp hội Sinh học thực nghiệm Hoa Kỳ (FASEB) kiểm tra tính an toàn của mì chính vào những năm 1990.

Báo cáo của FASEB kết luận rằng mì chính là an toàn. Báo cáo của FASEB đã xác định một số triệu chứng ngắn hạn, thoáng qua và nhìn chung là nhẹ, chẳng hạn như nhức đầu, tê, đỏ bừng, ngứa ran, đánh trống ngực và buồn ngủ có thể xảy ra ở một số người nhạy cảm khi tiêu thụ 3g bột ngọt trở lên mà không có thức ăn.

Tuy nhiên, một khẩu phần ăn thông thường mà được thêm bột ngọt chứa ít hơn 0,5g bột ngọt. Rất hiếm khi có ai tiêu thụ hơn 3g bột ngọt cùng một lúc mà không có thức ăn

Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ mì chính thích hợp để ăn ngon miệng hơn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mì chính chỉ là 1 gia vị thực phẩm có chức năng điều vị an toàn. Mì chính không cung cấp năng lượng hoặc bất kỳ chất dinh dưỡng nào do đó cần lưu ý trong xây dựng khẩu phần ăn phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm lưu ý, khi chế biến thực phẩm cần phải đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất bột, chất xơ, chất béo, khoáng chất... có trong nguồn thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả...

Ngoài ra, trong các nguồn thực phẩm tự nhiên cũng có chứa glutamate, và glutamate này về bản chất cũng giống như glutamate trong mì chính. Chính vì thế, thực phẩm chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên thường đã có được vị ngon ngọt, và việc sử dụng một lượng thích hợp mì chính và các gia vị khác tùy theo nhu cầu từng món ăn sẽ giúp cho món ăn được ngon miệng hơn mà thôi

Theo Vân Anh/ Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Cách xử lý đúng khi bị chảy máu mũi? Bệnh máu cam có nguy hiểm không?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam. Đây là một hiện tượng khá phổ biến mà hầu...

4 cách để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến

Lượng đường trong máu tăng gây nhiều nguy cơ cho người bệnh tiểu đường, trong có biến chứng đến các...

Mất thính lực do tuổi tác: Tư vấn cách chọn và điều chỉnh máy trợ thính

Tuổi càng cao thì thính giác càng trở nên kém đi.

Loại bỏ táo bón bằng cách cải thiện lối sống và tư thế của bạn khi đi 'giải quyết nỗi...

Đi đại tiện là nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể con người để đẩy các chất thải...

Châm cứu và điều trị suy kiệt cho bệnh nhân mắc trầm cảm

Thuốc đông y đang thu hút sự chú ý như một phương tiện giải tỏa những phiền muộn của những...

Bão số 3: Các cơ sở y tế trực cấp cứu 24/24h vừa duy trì chống dịch COVID-19, sốt xuất...

Bão số 3 (bão Ma-on) diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế từ...

Bạn có biết: Đột quỵ có thể xảy ra ngay cả trong khi ngủ

Đột ​​quỵ khi ngủ chiếm một tỷ lệ đáng kể các đột quỵ do thiếu máu cục bộ và không...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 9 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 9 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 9 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 18 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình