Cà rốt là thực phẩm giàu dinh dưỡng quen thuộc của mọi gia đình. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng một ít cà rốt trong bữa ăn hàng ngày để tốt cho sức khỏe của mắt, làn da và ngăn ngừa lão hóa.
Tuy nhiên, bạn nên tránh các cách ăn cà rốt dưới đây để đảm bảo hấp thu được các chất dinh dưỡng như: Potid, lipid, glucid và chất xơ, nguyên tố vi lượng, các vitamin và carotene.
Ăn cà rốt khi bị táo bón
Hầu hết các loại rau củ đều tốt cho người bị táo bón, riêng cà tốt thì có những tác dụng ngược lại.
Cà rốt có nhiều tác dụng trong việc cải thiện tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, với trẻ em bị tiêu chảy, ăn cháo cà rốt và uống nước ép cà rốt sẽ nhanh chóng chấm dứt bệnh.
Nguyên nhân là cà rốt chứa nhiều chất xơ ở dạng không hòa tan, rất khó tiêu hóa. Do đó, ăn quá nhiều cà rốt và không uống đủ nước khi bị táo bón sẽ gây tắc nghẽn ruột, khiến bệnh tình thêm nặng hơn.
Ăn cà rốt sống
Cà rốt có vách tế bào cứng nên khi không nấu chín sẽ rất khó cung cấp hoàn toàn các chất dinh dưỡng bên trong. Đặc biệt, khi nấu chín, hàm lượng chất carontene trong cà rốt được giải phóng và hấp thụ vào cơ thể tốt hơn khi ăn sống.
Đồng thời, không nên hầm cà rốt chín kỹ để tránh những tác hại xấu đến cơ thể. Do hàm lượng nitrat lành mạnh trong cà rốt qua thời gian hầm nấu quá lâu sẽ biến thành nitrit gây độc.
Ăn cà rốt thường xuyên
Mỗi ngày dùng một ít cà rốt sẽ rất tốt cho sức khỏe của mắt, làn da và ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cà rốt trong thời gian dài sẽ gây ngộ độc. Nguyên nhân là chất hemoglobin trong cà rốt kết hợp với natri trong cơ thể sẽ biến thành methemoglobine. Lâu dần, lượng methemolobine tích tụ quá nhiều trong máu sẽ dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng đến tính mạng.
Đồng thời, hàm lượng carotene cao tích trữ quá nhiều, không được chuyển hóa hết sẽ dẫn đến vàng da, mệt mỏi,...
Do vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên dùng một lượng vừa phải cà rốt mỗi ngày. Bên cạnh nấu các món ngon, hãy thay đổi bằng sinh tố cà rốt vừa thanh mát vừa giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.