Mỗi khi vô tình lén nhìn thấy hàng xóm nhà bên mắng mỏ con cái họ vì một lỗi gì đó, con trai sẽ nói với tôi:

- "Cảm ơn mẹ vì đã không chỉ trích con như vậy."

Hàng xóm của nhà tôi là một cặp vợ chồng khá thân thiện và cởi mở với người ngoài song đối với con cái của mình họ lại không như vậy, Con trai tôi thỉnh thoảng lại rủ cậu bé nhà hàng xóm cùng chơi, có khi là ở dưới sân, khi thì chơi ở nhà tôi. Cậu bé học lớp 4 có vẻ hơi rụt rè nhưng lại rất lễ phép. Chỉ cần người mẹ kêu tên thì dù đang chơi hăng say hay đang ăn dở cậu vẫn ngay lâp tức chạy về nhà. 

Vào một buổi chiều, tôi và con trai gặp gia đình hàng xóm trong thang máy. Thay vì chào tôi như mọi lần, cậu bé chỉ cúi gằm mặt khi được người cha nhắc nhở với giọng điệu răn đe, cậu nhỏ giọng thưa rồi lại vội vàng cúi mặt. Trong lúc đó, người mẹ không ngừng càm ràm và giải thích với tôi về việc con trai mình không được hạng nhất trong kì thi này chỉ vì sai một câu trong đề thi. 

Mặc kệ ánh mắt cảnh cáo khó chịu từ chồng, người vợ vẫn thao thao bất tuyệt về câu chuyện bạn A đạt điểm tối đa vì chăm học, bạn B có thành tích này nhờ không ngừng làm bài tập. Và từ dạo ấy, cậu bé không còn sang nhà tôi chơi nữa. Chỉ có tiếng la mắng từ nhà hàng xóm là vẫn văng vẳng hằng ngày. Một cậu bé ngoan như vậy luôn bị cha mẹ mình chỉ trích, so sánh với người khác vì bất kì chuyện gì dần trở nên rụt rè, thu mình lại, thật đáng tiếc.

Ảnh minh họa

 

Thực tế, mỗi một phương pháp giáo dục của cha mẹ đều có tác động sâu sắc đến quá trình trưởng thành của con cái. Theo quan niệm truyền thống, nhiều người cho rằng “thương cho roi cho vọt”, việc đánh đòn, la mắng nhằm mục đích để trẻ rút kinh nghiệm và sửa chữa lỗi lầm, đứa trẻ không học được cách sợ người lớn, đó không phải là một đứa trẻ ngoan.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy thay vì bị đánh hay la mắng, trẻ càng sợ bố mẹ làm những hành động này trước mặt mình:

Cha mẹ hay so sánh

Trong cuộc sống thực tế, cha mẹ thường so sánh khuyết điểm của con mình với ưu điểm của những đứa trẻ khác. Thậm chí họ còn hay phổi phồng quá mức, muốn con mình nhìn vào đó làm tấm gương noi theo. Công bằng mà nói không ai thích cảm giác bị so sánh với người khác cả, trẻ con cũng vậy, việc thường xuyên so sánh con với những đứa trẻ khác không phải là cách giáo dục đúng đắn. Ngược lại điều đó làm con cảm thấy cha mẹ không yêu thương mình. Chúng ngày càng trở nên tự ti, xa cách gia đình.

Ảnh minh họa

Cha mẹ nói dối

Cha mẹ cần hiểu rằng “một lần bất tín vạn lần bất tin”, điều đó không chỉ ảnh hưởng tới hình ảnh của mình trong mắt con cái mà còn làm trẻ bắt chước theo, trở thành một người không đáng tin cậy, hay nói dối. Cha mẹ nên trung thực với con cái trong mọi việc. Đó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng của mình đối với trẻ. Thời thơ ấu của con, cha mẹ chính là một tấm gương phản chiếu, mọi hành động lời nói của người lớn ở thời điểm hiện tại sẽ quyết định kiểu người mà trẻ sẽ trở thành. 

Cha mẹ thiên vị

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thái độ đối xử bất công của cha mẹ với con cái trong gia đình ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như tâm lý của các bé, thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều vấn đề về hành vi của trẻ em, thiếu niên và cả người trưởng thành. Sự thiên vị của phụ huynh với các anh chị em khác trong gia đình sẽ khiến nhiều trẻ cảm thấy rằng mình không được quan tâm, từ đó tự tách biệt mình ra khỏi người thân và nuôi lớn "bóng đen" tâm lý cho tới khi trưởng thành.

Ảnh minh họa

Cha mẹ thường xuyên tức giận

Các bậc cha mẹ cần "khắc cốt ghi tâm" rằng, mỗi lời bạn nói ra trong lúc tức giận đều có thể gây nên những thương tổn sâu sắc trong tâm hồn non nớt của trẻ. Mỗi khi con nghịch ngợm, thay vì quát tháo và la mắng bé, bạn nên kìm nén tốt cảm xúc của mình, giải thích rõ cho con lỗi sai ở đâu, sửa như thế nào, đồng thời cũng nên xin lỗi về thái độ của mình để tránh làm con trẻ hoảng sợ.