Hạch bạch huyết ở trẻ em là gì?

Hạch bạch huyết là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Hạch bạch huyết là một cấu trúc nhỏ, mềm, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Chúng kết nối với nhau thông qua mạch bạch huyết thành những chuỗi giống như các mạch máu. Mỗi hạch bạch huyết đều được bao bọc bởi một lớp vỏ dạng sợi, hình thành từ mô liên kết.

Trẻ em rất dễ nổi hạch bạch huyết so với người lớn - Ảnh minh họa: Internet

Bên trong hạch bạch huyết là những tế bào miễn dịch (chủ yếu là tế bào bạch huyết hay tế bào lympho). Những tế bào này có chức năng sản sinh ra protein, giúp cơ thể bắt giữ và chiến đấu các loại virus và vi khuẩn gây hại. 

Ngoài ra, hạch bạch huyết còn chứa các đại thực bào, có chức năng phá hủy và loại bỏ các tác nhân gây bệnh đã bị bắt giữ.

Hạch bạch huyết nằm ở đâu trong cơ thể trẻ?

Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể: hạch bạch huyết ở cổ, hạch bạch huyết ở nách, hạch bạch huyết ở háng... Một số hạch nằm trực tiếp dưới da của trẻ, trong khi một số khác lại nằm sâu bên trong cơ thể. 

Thậm chí, chúng ta không thể thấy được hoặc sờ được những hạch bạch huyết nằm gần da nhất, trừ khi chúng bị sưng hay lớn lên vì một lý do nào đó.

Hạch bạch huyết có ở toàn bộ cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Nhìn chung, các hạch bạch huyết kết hợp với nhau thành nhiều nhóm trong cơ thể, thực hiện chức năng lọc máu và miễn dịch cho một khu vực cụ thể. Cuối cùng, các chất lỏng từ các mạch bạch huyết sẽ đổ vào hệ tĩnh mạch trong cơ thể.

Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em là gì?

Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho, thuộc hệ bạch huyết của cơ thể. Hạch lympho đóng vai trò rất quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể, sản xuất bạch cầu và các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi trùng hoặc vi sinh vật… 

Khi các hạch lympho bị tấn công sẽ gây ra những tình trạng nhiễm trùng gây viêm phản ứng, nổi thành từng cục và là hiện tượng viêm hạch có thể nhận thấy ở bên ngoài da của trẻ.

Phần hạch lympho nào bị viêm thì vùng đó sẽ có những hạch nổi sưng, cứng và đau khi nhấn mạnh vào. Hầu hết hạch ở trẻ em sẽ tự hết sau thời gian hình thành kháng thể và lành bệnh, những trường hợp nặng hơn sẽ phải chữa bằng kháng sinh, thậm chí những vùng viêm hạch nguy hiểm thì cần được rạch để dẫn mủ ra ngoài.

Nguyên nhân bị viêm hạch bạch huyết ở trẻ em

Viêm hạch bạch huyết thường theo sau tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan lân cận - Ảnh minh họa: Internet

Theo các chuyên gia, nguyên nhân mắc bệnh viêm hạch bạch huyết ở trẻ em hay người lớn đều do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu vẫn là do nhiễm trùng. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng bao gồm: virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm.

Viêm hạch thường xuất hiện kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn, sự xâm nhập của virus ở các vùng lân cận vị trí hạch bị viêm, ví dụ như khi xuất hiện viêm hạch ở cổ là do những vấn đề viêm nhiễm ở mũi, amidan, vòm họng, viêm hô hấp… xâm lấn đến khu vực hạch lympho xung quanh, dẫn đến viêm hạch bạch huyết tại khu vực đó. 

Hoặc viêm hạch bẹn thì là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục ở trẻ.

Các loại viêm hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ

Sau cổ, góc hàm là vị trí dễ bị sưng hạch bạch huyết nhất - Ảnh minh họa: Internet

Viêm hạch có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể trẻ nhỏ, nhìn chung có thể phân ra 2 trường hợp viêm hạch chính:

  • Viêm hạch do nhiễm khuẩn.
  • Viêm hạch do phản ứng.

Những loại hạch lành tính thường gặp ở trẻ do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập và tấn công hạch lympho thì hạch sẽ mềm, chắc và nổi ở những bộ phận sau vành tai, cổ, gáy. Nhưng những trường hợp viêm hạch nguy hiểm sẽ kèm theo những biến chứng và bệnh lý, biểu hiện viêm thường kéo dài, khi đó trẻ cần được thăm khám và chẩn đoán đúng cách.

Dấu hiệu bị viêm hạch bạch huyết ở trẻ em

Triệu chứng thường gặp của viêm hạch bạch huyết bao gồm:

Triệu chứng tại hạch

  • Nổi hạch sau đầu ở trẻ em
  • Nổi hạch ở cổ bên phải hoặc bên trái
  • Nổi hạch ở háng trẻ em
  • Sưng viêm hạch góc hàm ở trẻ em
  • Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ

Triệu chứng toàn thân

  • Trẻ bị sốt, ớn lạnh.
  • Có các triệu chứng của đường hô hấp trên như: chảy nước mũi, đau họng.
  • Nhức đầu, đau cơ, chán ăn.
  • Cơ thể trẻ suy nhược hoặc các triệu chứng khác do nhiễm độc.
  • Sưng phù ở vùng chân hoặc cổ chân, có thể là dấu hiệu cho thấy hệ bạch huyết bị tắc nghẽn.
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm.

Chẩn đoán tình trạng viêm hạch bạch huyết ở trẻ em

Các bác sĩ sẽ dễ dàng kiểm tra và chẩn đoán các dấu hiệu viêm hạch bạch huyết gần da nhất như các hạch ở cánh tay, cổ, bẹn… vì chúng rất dễ thấy và sờ được.

Các hạch bạch huyết gần bề mặt da khi bị viêm sẽ nổi lên rất rõ - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, bác sĩ chỉ có thể nhìn thấy các hình ảnh sưng hạch bạch huyết ở sâu bên trong cơ thể trẻ thông qua các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT scan. Việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng sưng hạch bạch huyết ở trẻ em không phải lúc nào cũng dễ dàng và đòi hỏi phải trải qua nhiều xét nghiệm. 

Khi khám bệnh, bác sĩ có thể sẽ hỏi cha mẹ về thông tin về các triệu chứng bệnh viêm hạch bạch huyết của trẻ như: đau họng, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, các loại thuốc đang dùng, tiền sử tiêm vắc xin và tiền sử bệnh trong gia đình…để hỗ trợ chẩn đoán bệnh.

Các bác sĩ thường kiểm tra hạch bạch huyết thông qua sờ và mô tả những đặc điểm của chúng dựa trên hình dạng sờ được như:

  • Lớn hoặc nhỏ
  • Mềm hoặc cứng
  • Cố định hay di chuyển

Điều trị viêm hạch bạch huyết ở trẻ em

Điều trị bằng Tây y

Khi thấy trẻ có những biểu hiện viêm hạch, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống thuốc và kháng sinh theo đúng liệu trình, đặc biệt là những trường hợp viêm hạch do nhiễm khuẩn. Đồng thời tiếp tục quan sát biểu hiện hạch của trẻ xem có dấu hiệu thuyên giảm hay không.

Đối với trường hợp viêm hạch do phản ứng, chỉ cần dùng các loại kháng viêm, giảm đau và uống nhiều nước để cơ thể khỏe mạnh, hạch sẽ tự động nhỏ dần lại.

Trong thời gian nổi hạch, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước cũng như kết hợp các loại nước trái cây, nước ép giàu vitamin như: cam, chanh... để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Nếu trẻ có những biểu hiện nguy hiểm chứng tỏ bệnh trở nặng như: sốt trên 39 độ, khó thở, không thể nuốt kể cả chất lỏng... rất có khả năng hạch phát triển bất thường, chèn ép đường thở, thậm chí hạch sắp vỡ,  khi đó cha me nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Hình ảnh hạch bạch huyết nổi dưới nách trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Điều trị bằng các bài thuốc dân gian

Trà gừng

Thành phần: gừng, đường. Nghiền nhỏ gừng rồi đun sôi với nước, cho thêm ít đường hoặc cam thảo để dùng chung.

Tác dụng: trà gừng có tác dụng điều trị viêm hạch bạch huyết một cách tự nhiên. Mẹ nên cho bé uống hai lần/ngày hoặc bổ sung gừng vào thực phẩm hằng ngày của con để đem lại hiệu quả điều trị hiệu quả.

Dùng đá lạnh chườm

Lấy một miếng vải mềm, cho ít đá vào trong rồi chườm lên vùng sưng hạch. Đá lạnh có tác dụng làm giảm đau, viêm, làm dịu vùng nổi hạch. Lưu ý không chườm quá lâu sẽ khiến da bé tê cóng, không có tác dụng. Chườm không quá 30 giây, sau đó để nghỉ rồi lại làm tiếp.

Mật ong

Mật ong có khả năng kháng khuẩn mạnh, sử dụng mật ong để điều trị bệnh viêm hạch bạch huyết rất tốt. Đặc biệt mật ong còn có khả năng chống lại các nhiễm khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong cơ thể. 

Vì vậy sử dụng mật ong hàng ngày sẽ giúp trẻ giảm sưng hạch bạch huyết và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Giấm táo và mật ong

Giấm táo khác với giấm thông thường vì nó có nhiều axit axetic hơn, có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể và kích thích sự phát triển của lợi khuẩn. Đồng thời, giấm táo còn giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể khiến cơ thể khỏe mạnh. 

Kết hợp với mật ong có khả năng kháng khuẩn. Cho trẻ uống giấm táo pha với mật ong có tác dụng trị viêm hạch bạch huyết hiệu quả.

Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em là một tình trạng thường gặp, đặc biệt mỗi khi trẻ bị cảm, sốt cao. Hầu hết các biểu hiện viêm hạch ở trẻ em khá an toàn và có thể tự lành sau thời gian điều trị bằng thuốc và chăm sóc đúng cách. Tuy vậy cha mẹ cũng cần quan tâm theo dõi, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường cần mang con đi khám để hiểu rõ nguyên nhân.