Ăn tôm thường xuyên, hàng ngày

Bởi vì những lợi ích tuyệt vời mà tôm có thể đem lại cho sức khỏe mà nhiều người rất thích ăn tôm, ăn rất nhiều, thậm chí còn thường xuyên. Nhưng bạn quên mất một điều rằng, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Các chất dinh dưỡng có trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo hay canxi,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy. Khi ăn tôm, bạn nên nhớ người lớn chỉ nên tiêu thụ tối đa 100g/ngày và trẻ em dưới 4 tuổi nên hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy lứa tuổi cụ thể.

Ảnh minh họa: Internet

Ăn vỏ tôm để tận dụng canxi

Nhiều người cho rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi nhất nên thường cố ăn cả vỏ. Nhưng sự thật không phải như vậy.

Vỏ tôm tuy cứng nhưng hầu như không chứa canxi. Thành phần chính của vỏ tôm là kittin (chitin), một dạng polymer tạo nên vỏ của hầu hết các loài giáp xác. Vỏ của một số loài tôm còn đối khó tiêu hóa nên nếu ăn phải, chúng sẽ bị đào thải ra ngoài. Nguồn canxi chính của tôm tập trung chủ yếu ở thịt và chân.

Vì vậy, chúng ta đừng cố ép mình hay trẻ em ăn vỏ tôm vì chúng không có nhiều canxi mà còn có thể gây ác cảm, biếng ăn, tăng nguy cơ hóc vỏ tôm ở trẻ.

Ảnh minh họa: Internet

Ăn tôm chết

Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người.

Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được.

Đặc biệt, tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.

Ăn tôm sống

Nhiều người cho rằng, chỉ khi ăn tôm sống mới có thể cảm nhận được độ tươi ngon và hấp thụ hết dinh dưỡng của tôm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhiều loài như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào các loại rau thủy sinh. Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.

Ảnh minh họa: Internet

Ăn mắt tôm để bổ mắt

Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều chất tốt cho mắt, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh điều đó.

Thực tế, phần đầu của tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn đầu tôm đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn phải những túi chất thải. Ngoài ra, trong trường hợp đau mắt đỏ, việc ăn tôm sẽ khiến tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn.