Uống trà lúc đói hay trước và sau bữa ăn
Thói quen uống trà trước hay trong bữa ăn làm giảm sự tiết dịch dạ dày, gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng trong bữa ăn.
Uống trà khi đói làm loãng dịch dạ dày, cơ thể dễ dàng hấp thụ lượng lớn Cafein, gây tình trạng chóng mặt, run tay chân hay tim đập nhanh.
Uống trà ngay sau bữa ăn dẫn đến tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu.
Do đó bạn không nên uống trà lúc đói hay no, nên dùng trà cách bữa ăn 1 giờ.
Thêm nhiều đường
Nhiều người thích cho thêm đường hoặc một vài giọt mật ong vào tách trà. Thêm một chút gì đó ngọt ngào vào trà sẽ không gây hại cho bạn về lâu dài.
Tuy nhiên, nếu bạn thêm quá nhiều chất ngọt, trà của bạn có thể dễ dàng chuyển từ thức uống lành mạnh sang không tốt cho sức khỏe. Cách tốt nhất để thưởng thức trà là uống trà đơn thuần, không thêm nhiều thành phần bổ sung.
Thêm nhiều kem
Hiện nay, kem hoặc sữa trở thành chất gia giảm phổ biến cho những ly trà. Tương tự như đường, hai thành phần này sẽ khiến bạn hấp thụ thêm nhiều calorie. Do đó, bạn cần hạn chế tiêu thụ kem, sữa để tránh bị tăng cân.
Trà để qua đêm
Khá nhiều bạn có thói quen pha trà vào đêm hôm trước để sáng hôm sau sử dụng hay mang đi.
Nhưng như thế trà có thể nhiễm khuẩn, tệ hơn trà ngâm trong nước càng lâu các tạp chất gây hại càng dễ hòa tan vào trà, gây ảnh hưởng sức khỏe.
Pha với nước đang sôi
Sử dụng nước đang sôi để pha trà thật sự không tốt, bởi trà tan ra quá nhanh với lượng lớn,khi uống sẽ làm axit trong dạ dày tăng cao, ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Nhiệt độ để pha trà tốt nhất là 58 – 62 độ C, và tùy loại trà sẽ có nhiệt độ pha khác nhau, bạn cũng nên tránh tình trạng nước đang sôi thả trà vào nước.