Chế độ ăn uống lành mạnh đã trở thành một chủ đề rất phổ biến gần đây. Chắc hẳn ai cũng mong những điều tốt đẹp mới đến với mình, và điều ước lớn nhất không gì khác là khỏe và đẹp.

Để khỏe mạnh hơn, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hãy thử tập ăn thêm 3 thứ này để xem điều gì xảy đến cho cơ thể bạn nhé!

1. Bổ sung canxi từ thực phẩm tự nhiên

Các nhà khoa học vẫn chưa đi đến kết luận về tác hại hoặc lợi ích của sữa đối với người lớn. Đối với những người đã quyết định loại trừ sản phẩm này khỏi chế độ ăn uống của họ, chúng tôi khuyên bạn nên ăn uống các sản phẩm khác giàu canxi như rau xanh, đậu thận và đậu nành.

2. Thêm chất béo tốt, bớt thực phẩm chế biến sẵn

Chất béo thường được cho là không tốt và là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Tuy nhiên, hấp thu chất béo không thực sự khiến bạn “béo” mà sử dụng quá nhiều calo mới chính là nguyên nhân. Cơ thể bạn thật sự cần chất béo. Chỉ cần bạn sử dụng chất béo lành mạnh và ở mức độ vừa phải.

Bộ Y tế cho biết một số chế độ ăn kiêng ủng hộ việc sử dụng nhiều chất béo (như keto), khuyến cáo từ cơ quan y tế mỗi người nên hấp thụ 20 - 35% lượng calo dưới dạng chất béo.

Tránh thực phẩm chế biến sẵn, vì chúng chứa nhiều muối, đường, chất béo chuyển hóa, không tốt cho sức khỏe.

3. Thêm chất xơ, chất đạm, giảm ăn đường

Chất xơ tan tạo cảm giác no lâu giúp ngăn ngừa thừa cân, béo phì, phòng tiêu chảy và các rối loạn đường tiêu hóa do loạn khuẩn, đồng thời góp phần làm giảm cholesterol trong máu. Còn là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết với các acid mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (làm dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với các cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể.

Bổ sung chất đạm từ các loại động vật và thực vật quen thuộc như: Các loại thịt, hải sản, trứng, sữa và cá là nguồn chất đạm dồi dào nhất, chiếm từ 15 – 40% trọng lượng thức ăn. Có trong các loại đậu và hạt như: đậu xanh, đậu phụ, đậu nành, vừng, hạt hướng dương, rau xanh…

Tránh đồ uống có đường, kể cả nước ép trái cây nguyên chất đã loại bỏ chất xơ. Đường không có giá trị dinh dưỡng, nhưng làm tăng và giảm đột biến lượng đường trong máu, làm tăng insulin khiến cơ thể tích trữ chất béo.

Ảnh minh họa: internet